Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Trượt đại học: Tại sao phải sốc?

Vẫn biết rằng các em chịu một sức ép lớn phải vào đại học, nhưng phải xác định cho mình, có sức chơi thì có sức chịu, nếu không thì phải biết lượng sức mà chơi. Trước khi đăng ký thi, các em cần lựa chọn trường thi phù hợp với đam mê, cân nhắc khả năng vượt vũ môn của mình...



Đó là chia sẻ của TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) tại tọa đàm hướng nghiệp do Thành đoàn TPHCM tổ chức gần đây.

Cứ vào mùa thi, đặc biệt là thời điểm các trường đại học thông báo điểm thi tuyển sinh, các chuyên gia tâm lý, hướng nghiệp lại nhận được không ít cuộc gọi của thí sinh tâm sự "muốn chết vì mọi thứ đã chấm hết khi trượt đại học".

Chết vì trượt ĐH hay vì áp lực?

Như đã đưa tin, chiều ngày 2/8, tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) xảy ra vụ tự thiêu ngay tại nhà riêng. Em Nguyễn T.T. đã dùng 4 lít xăng đem vào phòng ngủ khóa trái rồi tự thiêu dẫn đến tử vong.

Theo thông tin từ gia đình, những ngày trước đã thấy T. suy sụp khi biết tin không đỗ ĐH. Trước lúc tự thiêu, em T. nhắn tin cho bố và một số người bạn nói về nỗi thất vọng khi không thi đậu đại học, thấy nhục nhã vì làm xấu hổ gia đình, chỉ muốn chết…

Trường hợp đau lòng của em T., đánh đổi bằng tính mạng do trượt ĐH không nói chung cho sự “sự yếu đuối” của các em thí sinh thi trượt. Nhưng năm nào, vào dịp công bố điểm thi cũng xảy ra những câu chuyện tương tự. Các năm trước, đã có HS nhảy cầu, uống thuốc ngủ… vì mục tiêu vào ĐH chưa thành.


Không ít học trò gánh áp lực phải vào ĐH rất nặng nề (Ảnh minh họa)

Chưa kể đến một phận không nhỏ rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi không biết phải đối diện ra sao. Không ít em phải nhập viện tâm thần trước và cả sau kỳ thi.

Thạc sĩ Huỳnh Anh Bình (Chuyên gia tư vấn tư lý - hướng nghiệp, ĐH Bình Dương) cho biết, năm nào cũng vậy, thời điểm này ông nhận được vô số cuộc gọi của các em HS thi trượt nói rằng mình chỉ muốn… chết vì mọi thứ đã chấm dứt, không còn gì nữa. Các em rơi vào tâm trạng căng thẳng đáng ngại, có thể làm liều bất cứ lúc nào.

“Mong muốn vào ĐH là chính đáng sau 12 năm ăn học. Nhưng nhiều em khó khăn như vậy là do chưa thật sự có sự chuẩn bị về mặt tâm thế. Đồng thời kỳ vọng quá cao từ chính bản thân, gia đình và mọi người xung quanh đẩy các bạn đến những suy nghĩ tiêu cực”, ông Bình nói.

Những năm học ở phổ thông, nhiều em xem vào ĐH là mục tiêu cao nhất, cao đến mức nếu không vào ĐH thì không sống nổi, sinh mạng không có giá trị bằng. Mà mục tiêu này của các em chủ yếu được xây dựng từ các áp lực gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là phía gia đình. Sự kỳ vọng và cả sự hy sinh của gia đình luôn là động lực cho con trẻ nhưng cũng là áp lực mà các em khó đối diện mỗi khi mục tiêu không thành.

Cũng phải nhìn thẳng, các em đến cái chết, khủng hoảng tâm lý chưa hẳn là do nguyên nhân trượt ĐH. Hình như điều các em sợ hãi hơn là không biết phải đối diện với sự thất vọng của bố mẹ, mọi người xung quanh như thế nào.

Lâu nay, các bài học giáo dục trong gia đình và nhà trường chú trọng dạy các em chiến thắng - nhất là chiến thắng về điểm số, thi cử. Lạ lùng là đi cùng với những bài học chiến thắng lại không trang bị cho trẻ sự mạnh mẽ, tính chủ động mà ngược lại dường như các em trẻ càng trở nên yếu đuối, bị động và thiếu trách nhiệm hơn.

Tại sao phải sốc?

Áp lực của gia đình, xã hội đối với việc con cái học hành thành tài hình thành từ lâu đời và không dễ thay đổi trong ngày một ngày hai. Và chính các em HS, có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin cần chủ động hơn trong việc xác định con đường cho mình để không tránh rơi vào ngõ cụt.

Trả lời câu hỏi của nhiều HS “Làm sao để vượt qua cú sốc rớt đại học?” tại tọa đàm hướng nghiệp do Thành đoàn TPHCM tổ chức gần đây, TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) đặt lại vấn đề “Tại sao lại phải sốc?”.

“Các em chịu một sức ép lớn phải vào ĐH từ gia đình, xã hội. Nhưng phải xác định cho mình, có sức chơi thì có sức chịu, nếu không thì phải biết lượng sức mà chơi. Trước khi đăng ký thi, các em cần có sự lựa chọn trường thi phù hợp với đam mê, cân nhắc khả năng vượt vũ môn của mình và đặt ra các tình huống có thể xảy ra để tránh sốc tâm lý khi không đỗ. Tuy vậy, các em vẫn rất cần điểm tựa vững chắc, nhất là gia đình khi mọi việc không như ý”, TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.

Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tổng cục thống kê và Tổ chức lao động quốc tế, trong quý 1/2014, cả nước có trên 162.000 người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lực lượng có trình độ cao đẳng thất nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (trên 6,8%).

Cử nhân ĐH thuộc đối tượng thất nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp rất cao chủ yếu do SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế vì kém chuyên môn, yếu kỹ năng. Để giải cứu mình, không ít cử nhân giấu bằng học trung cấp, học nghề để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

ThS Huỳnh Anh Bình nhấn mạnh, HS và phụ huynh cần nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra là đậu ĐH không đồng nghĩa với việc sẽ thành công. Ngày càng nhiều các bạn trẻ đậu ĐH, ra trường mà rồi thất nghiệp hoặc đi làm nhưng vẫn thất bại. Bạn có thể thi ĐH để thử sức mình nhưng đồng thời cần xác định cho mình những con đường khác như học nghề sửa chữa điện thoại chẳng hạn, phải có trách nhiệm hơn với lựa chọn của mình.

Ai cũng muốn làm thầy

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên bỏ dở chương trình đại học quay sang học nghề. Thậm chí cả cử nhân, thạc sĩ cũng từ bỏ “giấc mơ”, bằng cấp, học vị, bước vào trường dạy nghề vì có thể nắm lấy tương lai của mình một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thông tin như vậy và cho biết thêm, học nghề đang có nhiều cơ chế ưu đãi thu hút học viên như miễn giảm học phí, tạo cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường.

Hấp dẫn hơn, từ năm 2015, học viên đạt chứng chỉ tay nghề cao sẽ có nhiều cơ hội được tuyển chọn việc làm ở các nước ASEAN với mức lương cả nghìn USD. Trước nay, học sinh học nghề thì được giảm 50% học phí, để thu hút học viên, sắp tới sẽ miễn hoàn toàn học phí. Hiện nay, khoảng cách giữa đào tạo nghề và nhu cầu lao động đang từng bước được rút ngắn. Các trường dạy nghề đang thắt chặt sợi dây liên kết với doanh nghiệp lo đầu ra cho học viên. Không ít học viên đi thực tập tốt, có hiệu quả đã được doanh nghiệp trả lương khá cao.

Nhiều trường đã tiến hành khảo sát để nắm bắt đòi hỏi sát thực của thị trường. Các trường đều có “thực đơn” để học viên lựa chọn dựa trên sở thích, năng lực, đồng thời có tư vấn ngành nghề phù hợp để khi ra trường có ngay việc làm. Từ năm tới, các nước ASEAN và Việt Nam sẽ gắn kết thành một thị trường lao động thống nhất. Các nước sẽ công nhận trình độ lẫn nhau thông qua khung chuẩn với 8 thang bậc. Mỗi bậc nghề có một bậc lương tương xứng, chẳng hạn trình độ nghề cao đẳng ở Singapore có mức lương 3.000USD/tháng. Cơ hội sẽ rất nhiều, bởi lao động Việt Nam vốn được đánh giá cao trong các kỳ thi nghề châu Á như nghề điện tử, quản trị du lịch, nấu ăn, thủy thủ, tàu biển…

Có một thực trạng là, nhiều trường trung cấp nghề  dạy sửa chữa điện thoại ở các địa phương lay lắt vì tuyển được quá ít học viên. Trung bình mỗi năm, hệ thống các trường chỉ tuyển được 200.000 học viên. Tổng cục Dạy nghề đang “đau đầu” giải bài toán này bằng cách buộc sáp nhập các trường thành trung tâm dạy nghề. Một giải pháp căn cơ là phải cơ cấu lại nguồn lực lao động ngay từ trong giáo dục phổ thông. Theo đó, cơ cấu nhân lực nước ta chỉ cần 10% lao động có bằng cấp, 40% lao động tay nghề kỹ thuật cao, còn lại là lao động phổ thông. Đây là cơ cấu phổ biến ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển, trong khi cơ cấu này ở nước ta đang nghiêng lệch quá mức bởi ai cũng muốn làm thầy!

Học nghề có nhiều cơ hội việc làm, lương cao

Học nghề đang có nhiều cơ chế ưu đãi, thu hút học viên như miễn giảm học phí, tạo cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường. Đặc biệt, năm 2015 tới, học viên có chứng chỉ nghề sẽ có nhiều lựa chọn việc làm ở các nước ASEAN với mức lương hàng nghìn USD.

Các trường nghề không cung cấp đủ lao động tay nghề cao cho thị trường
Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết, hằng năm việc tuyển sinh học nghề thường ồ ạt nhất là dịp kết thúc kỳ thi đại học (ĐH). Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình tuyển sinh trở nên khó khăn trong cả hệ thống trường nghề.

Cơ hội mới cho học nghề

Được biết, học nghề ngày càng có nhiều ưu đãi,đặc biệt là nghề sửa chữa điện thoại người học nghề ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn?

Lâu nay, học phí trường nghề học viên phải đóng đều ở mức thấp. Học sinh vào học ở trung tâm đào tạo nghề được giảm 50% học phí, sắp tới có đề án miễn 100% học phí đối với học viên học nghề để thu hút học viên, sinh viên.

Hiện nay, các trường nghề thường liên kết chặt chẽ với hàng chục doanh nghiệp lo luôn đầu ra cho học viên. Một thực tế khá bất cập là các trường nghề không đủ lao động có tay nghề để giới thiệu cho doanh nghiệp trong khi đó lại không tuyển được học viên đầu vào. Thậm chí, rất nhiều học viên đi thực tập đã được doanh nghiệp trả lương ở mức 3 triệu đồng/ tháng.

Đặc biệt, năm 2015, các nước ASEAN sẽ thống nhất thành một thị trường lao động. Khi đó, lao động có thể làm việc ở Singapore, Malaysia…với mức lương hấp dẫn lên tới hàng nghìn USD tùy theo bậc nghề.

Để có nhiều cơ hội lao vào thị trường lao động ASEAN, các tay nghề Việt Nam phải đạt được đào tạo theo tiêu chuẩn nào, thưa ông?

Lâu nay, học viên Việt Nam vẫn tự tin vì được đánh giá cao qua các giải vàng ở các kỳ thi nghề châu Á. Tuy nhiên, khi các nước ASEAN trở thành một cộng đồng, các nước sẽ công nhận trình độ nghề lẫn nhau thông qua khung chuẩn nghề cho các nước.

Có 8 thang bậc tất cả, trong đó riêng đào tạo nghề có 5 bậc. Mỗi bậc nghề sẽ có một bậc lương tương xứng ở mỗi nước. Ví dụ, trình độ nghề cao đẳng ở Singapore hiện nay có mức lương 3.000 USD/ tháng.

Hiện nay, khi các nước chưa công nhận bằng cấp lẫn nhau, lao động có tay nghề, có trình độ cũng bị quy về lao động phổ thông, rất thiệt thòi.

Hệ thống trường nghề đã làm gì để đào tạo đúng và trúng nhu cầu của thị trường? Ngành nghề nào đang hấp dẫn, thu hút học viên, sinh viên hiện nay, thưa ông?

Hằng năm, các trường đều khảo sát để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Khi học viên đăng ký dựa trên đam mê, sở thích, các trường đều có bảng thông tin tư vấn ngành, nghề phù hợp để khi ra trường, học viên có ngay việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.

Hiện nay, Việt Nam đang đào tạo khoảng 1.500 nghề, nhưng những nghề đang hấp dẫn, thu hút học viên bởi có nhiều cơ hội việc làm, đem lại thu nhập tốt hiện nay như: nghề điện tử, nghề cơ điện tử, nấu ăn, quản trị du lịch, lái tàu biển, thủy thủ tàu…

Có một tín hiệu đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên ĐH bỏ dở chương trình quay sang học nghề hoặc cử nhân, thạc sỹ quay lại học nghề vì thấy học nghề có tương lai hơn.

Nhiều trường nghề lay lắt

Vậy, đối với những trường yếu kém, không thu hút được học viên, Tổng cục dạy nghề có kế hoạch xử lý ra sao trong thời gian tới?

Thực tế, hiện nay có nhiều trường trung cấp nghề ở các địa phương lay lắt vì tuyển được quá ít học viên, thậm chí có trường không tuyển sinh được. Đây là chuyện mà Tổng cục dạy nghề đang đau đầu, tính toán.

Hiện tại, chúng tôi đang tính đến các phương án, có thể buộc phải cơ cấu hoặc sáp nhập các trường với nhau hoặc chuyển xuống thành trung tâm dạy nghề. Tôi cũng chia sẻ thật, một trường không tuyển sinh được thì việc duy trì hoạt động là rất khó khăn.

Một giải pháp căn cơ hơn là vẫn duy trì các trường đào tạo nghề nhưng phải được sự giúp sức của nhiều cơ quan, đơn vị từ việc phân luồng, định hướng học sinh ngay từ đầu. Như các nước, họ phân luồng học sinh từ cấp 2, đến hết cấp 3 sẽ có khoảng 60-70% tự động vào học nghề, chỉ 30% vào ĐH. Như vậy, nó sẽ đáp ứng được cung - cầu thị trường lao động.

Khảo sát trên thực tế, cơ cấu lao động chỉ cần khoảng 10% lao động có bằng cấp, cần 40% lao động có tay nghề số còn lại là lao động phổ thông. Ở nước ta, người người đua nhau vào ĐH, nhà nhà nghĩ phải học ĐH mới có tương lai. Trong khi, hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sỹ học xong lại ra đi làm lao động phổ thông rất lãng phí tiền bạc, thời gian.


Có một tín hiệu đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên ĐH bỏ dở chương trình quay sang học nghề hoặc cử nhân, thạc sỹ quay lại học nghề vì thấy học nghề có tương lai hơn.
Ông Dương Đức lân

Sự yếu kém của nhiều trường nghề phải chăng do chất lượng đào tạo hay vì lý do nào khác thưa ông?
Tổng cục dạy nghề đã có chuyên trang giới thiệu về các nghề rất kỹ lưỡng các trường cũng áp dụng các giải pháp như đi các địa phương giới thiệu tuy nhiên nhiều người vẫn có tâm lý e ngại, không muốn học nghề. Các bậc phụ huynh cũng muốn cho con vào ĐH thay vì học nghề.

Họ chưa thấy được lợi ích từ việc học nghề như: rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc, đầu ra tốt.

Xin cảm ơn ông!

Hiện nay, cả nước có 167 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề đào tạo khoảng 1.500 nghề. Trung bình mỗi năm, hệ thống các trường đào tạo nghề tuyển sinh được khoảng 200.000 học viên.

“Ông nghè” thất nghiệp nhưng anh thợ “đắt sô”

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”.

Nghề sửa chữa điện thoại chất lượng cao sẽ “lên ngôi”

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực, cũng như trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, phần thắng luôn thuộc về những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ hiện đại và đội ngũ lao động chất lượng cao. Trong khi đó những yếu tố này của Việt Nam hiện đang rất yếu, đặc biệt là lực lượng lao động đã qua đào tạo vừa thiếu, vừa yếu. Theo số liệu thống kê, hiện trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%.

Điều này cũng thấy rất rõ qua sự phản ánh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước về tình trạng lao động trong nước có trình độ chưa đáp ứng và chậm thích nghi với yêu cầu. Lao động Việt Nam tuy đã được tuyển dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao rất hạn chế, đa số vẫn là trình độ thấp hoặc lao động phổ thông, làm việc hầu hết là ở các vị trí đòi hỏi chất lượng không cao. Do đó lương được trả rất thấp.


Tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao ở nước ta rất hạn chế

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”. Ý thức được điều này, trong những năm qua, Việt Nam rất chú trọng khâu đào tạo nghề. Dạy nghề Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mỗi năm hệ thống đã và đang đào tạo khoảng hơn 1,5 triệu lượt người (bao gồm cả hệ đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên) và giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lực lượng lao động cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu lao động của các địa phương, góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu mà bối cảnh mới đặt ra thì hệ thống dạy nghề Việt Nam cần phải đổi mới từ trong nội tại một cách căn bản và cần thiết nâng cao năng lực cho toàn hệ thống.

Từ nay cho đến năm 2020, nước ta, tiếp tục sẽ có sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Do đó, nhu cầu có đủ lực lượng lao động kỹ thuật, chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao như: Tin học, tự động hóa, cơ điện tử, hàn, chế biến xuất khẩu... sẽ càng tăng cao.

Trước bối cảnh này, ngày 23/5, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 761/QĐ -TTg về phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020". Trong đó, mục tiêu cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực Asean hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dạy nghề - sự nghiệp của toàn xã hội

Để chuẩn bị một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, theo PGS - TS. Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ - TB&XH) thì có rất nhiều việc cần phải giải quyết.

Trước tiên, toàn xã hội cần phải thực sự chú trọng đến phát triển giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là đào tạo nghề và bồi dưỡng năng lực giáo viên được coi là ưu tiên. Tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với những nghề cần công nhân kỹ thuật ở mọi trình độ, chỉ như vậy mới có thể phổ cập nghề cho người lao động.

Thứ hai, việc dạy nghề cần định hướng thị trường lao động theo các phương diện số lượng và chất lượng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề khẳng định, dạy nghề cần phải được coi là sự nghiệp của toàn xã hội, đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Trước mắt, theo người đứng đầu Tổng cục Dạy nghề, cần tập trung xây dựng một số trường trọng điểm, nghề trọng điểm, một số nghề sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Đồng thời chú trọng đào tạo nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Gắn đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Ông cũng lưu ý, để có thể điều chỉnh theo hướng phát triển kinh tế năng động, hệ thống dạy nghề cần phải có đủ các tiêu chí về tính linh hoạt cũng như khả năng liên thông chiều dọc, chiều ngang.

Để đạt được các mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020, theo PGS - TS. Dương Đức Lân cần đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu như: Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, bao gồm hình thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề; phát triển hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề; tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

“Gà mắc tóc”!?

Cuối tuần trước QH thảo luận tại hội trường dự thảo Luật Dạy nghề (sửa đổi). Đáng tiếc như thường thấy, dự thảo này đã nhận được nhiều lời phê của ĐBQH. Phê bình xét cho cùng không phải là câu chuyện gì ghê gớm; mà nó cũng chỉ là góp ý để cho dự thảo hoàn thiện hơn, tốt hơn lên. Nhưng từ những lời phê đối với một trong dự thảo ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo lớp trẻ mới thấy: Chỉ là dạy nghề, tổ chức trường nghề mà nhiều năm nay chúng ta vẫn cứ loay hoay như "gà mắc tóc”; trong khi nhu cầu học nghề thực sự không phải không có.


Đi tìm nguyên nhân cho cái sự cung cầu không gặp nhau, trên nghị trường, có ĐB phê: Chính sách học nghề cho người học đối với nghề đặc thù, nghề mũi nhọn và cả khi người học đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề. ĐB Đặng Thị Kim Liên (Yên Bái), Phạm Thị Thu Hồng (Bình Định) cũng cho rằng, dạy nghề phải đảm bảo để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc được làm nghề mình đã được đào tạo; học và hành trong nhiều trường hợp đã không thể đi đôi với nhau- điều đó gây lãng phí lớn cho Nhà nước và thiệt hại cho người học.

Hiện cả nước có 1342 cơ sở dạy nghề, với 162 trường cao đẳng nghề, 305 trường trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề. Cùng đó là hơn 1000 các cơ sở có dạy nghề, đó là các trường đại học, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có tham gia dạy nghề. Được biết, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề năm 2013 bằng khoảng 8,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, trong khi chi cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng chỉ là 10% trong tổng chi cho giáo dục và đào tạo. Như vậy đủ thấy, tiền chi cho đào tạo nghề đúng là không hề ít, nhưng kết quả lại quá... khiêm tốn.

Lại có ĐB nhận xét, dự thảo Luật Dạy nghề  (sửa đổi) chưa thấy có gì đột phá, đặc biệt là luật về sửa chữa điện thoại về chính sách đảm bảo phát triển nâng cao chất lượng, chế độ đối với người dạy và người học, công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp trường nghề, chính sách thu hút học sinh vào học các trường nghề.

Thế cũng có nghĩa, mấy vấn đề then chốt của đào tạo nghề vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn khi mà dự thảo luật chưa đi trúng, đi đúng vào những góc cạnh cần thiết. Như vậy sẽ vấn khó khăn cho cơ sở dạy nghề và người học nghề.

Học nghề - tìm việc dễ hay khó?

Gần đây, thông tin trên báo chí rộ lên tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học khó tìm được việc làm; nhất là việc làm đúng với ngành đã học. Ở Tiền Giang, những năm gần đây cũng không “thoát” khỏi tình hình chung đó.

Còn sinh viên - học sinh (SVHS) tốt nghiệp trường dạy nghề (trung cấp, cao đẳng) tình hình… sáng sủa hơn. Theo ông Nguyễn Minh Vỹ - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Tiền Giang - hiện chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp (DN).


Thống kê cho thấy, trên 80% số SVHS các trường dạy nghề đào tạo tìm được việc làm. Tuy nhiên, ông Vỹ thừa nhận: Không ít các trường hợp này dù được tuyển dụng nhưng vẫn phải... “tập sự” tại DN thêm một thời gian dài ngắn khác nhau để “thích nghi” môi trường làm việc tại DN.

Nguyên nhân chính do thiết bị dạy và học tại các trường dạy nghề thường lạc hậu hơn so với công nghệ của DN. SVHS các trường dạy nghề còn cho biết, trong thời gian theo học, tuy thời gian thực hành không ít, song hầu hết đều... không đủ nguyên - vật liệu thực hành với lý do kinh phí đào tạo hạn chế(!).

Tại một số trường dạy nghề, đội ngũ giáo viên đa số là mới và cũng từ... trường dạy nghề ra, chưa có nhiều kinh nghiệm...

Để nâng cao chất lượng đào tạo, trong thời gian tới các trường dạy nghề cần chủ động tiếp cận công nghệ của các DN để cập nhật chương trình đào tạo theo yêu cầu của DN; đưa SVHS đi thực tập tại các DN.

Song song đó phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên (hiện nhiều trường nghề trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang tự tổ chức đánh giá kỹ năng nghề của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng và gửi giáo viên đi đánh giá kỹ năng); tổ chức hội thi SVHS giỏi nghề tại trường, tham gia hội thi cấp tỉnh, cấp toàn quốc để khuyến khích SVHS học tập...

Ông Nguyễn Minh Vỹ cho rằng, giải pháp toàn diện, căn cơ nhất chính là hàng năm các trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề cần phải tự kiểm định chất lượng đào tạo để khắc phục các khiếm khuyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Có như vậy, về lâu dài hành trình tìm việc làm của SVHS “ra lò” từ các trường dạy nghề sẽ thênh thang hơn...

Ở đâu cần học nghề, mở lớp ở đó

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm đến công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn các huyện miền núi. Nhờ đó, nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa đã có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã A Bung giờ đây đã nhân rộng trong nhiều hộ gia đình thông qua mô hình học tập "người biết dạy cho người chưa biết". Chị Hồ Thị Phít, ở bản Cựp, A Bung cho biết: Nghề này tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho chị em phụ nữ miền núi, nhất là giải quyết công việc trong thời gian nhàn rỗi, mang lại nguồn thu nhập. Chị em phụ nữ quây quần bên nhau cùng dệt, cùng đan nhờ vậy mà tình thân tương ái giữa bà con trong bản được thắt chặt.
Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.500 lượt người DTTS được tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm, chủ yếu là đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng. Việc dạy nghề luôn gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm. Ðó là cơ sở để nhiều người sau khi học nghề đặc biệt là nghề sửa chữa điện thoại để tự tạo việc làm, lập cơ sở sản xuất, mở rộng trang trại. Các ngành nghề đào tạo đa dạng, ngoài một số nghề nông nghiệp như trồng rừng, trồng sắn, chăn nuôi, đồng bào DTTS còn được tham gia các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như sản xuất chổi đót, dệt thổ cẩm truyền thống, kỹ thuật xây dựng... Bên cạnh đó, thực hiện chính sách ưu tiên cho vay vốn đối với các nhóm lao động là người tàn tật, đồng bào DTTS, trong giai đoạn từ năm 2010-2014 có hơn 300 lao động người DTTS được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn được vay gần năm tỷ đồng.
Ở xã A Bung, huyện Ða Krông, nhiều mô hình dạy nghề dệt thổ cẩm hình thành đã giúp chị em phụ nữ miền núi có việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống gia đình. Chỉ riêng chị Trần Thị Ngà, ở bản Ku Tai, xã A Bung trong mấy năm qua đã mở hàng chục lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho hàng trăm chị em phụ nữ là người DTTS ở các thôn, bản, tạo việc làm ổn định. Ðến nay, các sản phẩm truyền thống ở xã A Bung tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận...
Ðể giúp đồng bào người DTTS trên địa bàn có điều kiện trồng và chăm sóc cây cao-su, Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện Hướng Hóa đã mở lớp học trồng, chăm sóc và khai thác cây cao-su tại các xã vùng Lìa như: Thuận, Thanh, Xi, A Xing và A Dơi... Trong thời gian hai tháng, hơn 100 học viên được tiếp cận một số nội dung cơ bản kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ, bảo vệ cây cao-su. Nhờ được dạy nghề, trang bị kiến thức và hỗ trợ cây giống cho nên nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS đã đưa cây cao-su vào trồng trên vùng đất mới. Ðến nay, hơn 60 ha cây cao-su tiểu điền trồng mới tại các xã vùng Lìa phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, bắt đầu cho khai thác mủ...
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Nguyễn Ðán cho biết: Bà con khi có được nghề trong tay, áp dụng kết quả học tập ngay trên nương rẫy của mình và tận dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương để cho ra hiệu quả sản phẩm. Hội Nông dân và các cấp hội ở địa phương cũng chú trọng thành lập các câu lạc bộ (CLB) nghề nghiệp cùng giúp nhau như: CLB khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân phát triển sản xuất; CLB chăn nuôi giúp bà con chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; CLB trồng sắn có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm giúp nhau tăng năng suất cây sắn trên đơn vị diện tích...
Trao đổi ý kiến với chúng tôi về hiệu quả công tác dạy nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTTS trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Ða Krông Ly Kiều Vân cho rằng: "Ðồng bào Pa Cô, Vân Kiều trước đây chỉ biết lên nương rẫy, đi rừng, thì nay đã được học hành, đào tạo nghề để lập nghiệp, có công ăn việc làm ổn định. Nhờ vậy, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân và bộ mặt nông thôn miền núi có bước phát triển vượt bậc, xóa bỏ dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi...".
Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu trong công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho đồng bào DTTS thì hiện nay việc dạy nghề cho lao động ở nông thôn miền núi Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; thu nhập và mức sống của người dân ở một số địa phương vẫn còn thấp. Ðể đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi theo chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, thời gian tới, các ngành liên quan và địa phương ở Quảng Trị thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, từ dạy nghề đến xây dựng kế hoạch về bố trí việc làm cho người lao động để tránh lãng phí nguồn kinh phí đào tạo... Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh và Trung tâm dạy nghề các địa phương tiếp cận và phổ biến công tác đào tạo nghề ở hầu hết các thôn, bản giúp người dân trong việc lựa chọn ngành nghề thích hợp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình một cách bền vững.