Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Trượt đại học: Tại sao phải sốc?

Vẫn biết rằng các em chịu một sức ép lớn phải vào đại học, nhưng phải xác định cho mình, có sức chơi thì có sức chịu, nếu không thì phải biết lượng sức mà chơi. Trước khi đăng ký thi, các em cần lựa chọn trường thi phù hợp với đam mê, cân nhắc khả năng vượt vũ môn của mình...



Đó là chia sẻ của TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) tại tọa đàm hướng nghiệp do Thành đoàn TPHCM tổ chức gần đây.

Cứ vào mùa thi, đặc biệt là thời điểm các trường đại học thông báo điểm thi tuyển sinh, các chuyên gia tâm lý, hướng nghiệp lại nhận được không ít cuộc gọi của thí sinh tâm sự "muốn chết vì mọi thứ đã chấm hết khi trượt đại học".

Chết vì trượt ĐH hay vì áp lực?

Như đã đưa tin, chiều ngày 2/8, tại huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi) xảy ra vụ tự thiêu ngay tại nhà riêng. Em Nguyễn T.T. đã dùng 4 lít xăng đem vào phòng ngủ khóa trái rồi tự thiêu dẫn đến tử vong.

Theo thông tin từ gia đình, những ngày trước đã thấy T. suy sụp khi biết tin không đỗ ĐH. Trước lúc tự thiêu, em T. nhắn tin cho bố và một số người bạn nói về nỗi thất vọng khi không thi đậu đại học, thấy nhục nhã vì làm xấu hổ gia đình, chỉ muốn chết…

Trường hợp đau lòng của em T., đánh đổi bằng tính mạng do trượt ĐH không nói chung cho sự “sự yếu đuối” của các em thí sinh thi trượt. Nhưng năm nào, vào dịp công bố điểm thi cũng xảy ra những câu chuyện tương tự. Các năm trước, đã có HS nhảy cầu, uống thuốc ngủ… vì mục tiêu vào ĐH chưa thành.


Không ít học trò gánh áp lực phải vào ĐH rất nặng nề (Ảnh minh họa)

Chưa kể đến một phận không nhỏ rơi vào khủng hoảng trầm trọng khi không biết phải đối diện ra sao. Không ít em phải nhập viện tâm thần trước và cả sau kỳ thi.

Thạc sĩ Huỳnh Anh Bình (Chuyên gia tư vấn tư lý - hướng nghiệp, ĐH Bình Dương) cho biết, năm nào cũng vậy, thời điểm này ông nhận được vô số cuộc gọi của các em HS thi trượt nói rằng mình chỉ muốn… chết vì mọi thứ đã chấm dứt, không còn gì nữa. Các em rơi vào tâm trạng căng thẳng đáng ngại, có thể làm liều bất cứ lúc nào.

“Mong muốn vào ĐH là chính đáng sau 12 năm ăn học. Nhưng nhiều em khó khăn như vậy là do chưa thật sự có sự chuẩn bị về mặt tâm thế. Đồng thời kỳ vọng quá cao từ chính bản thân, gia đình và mọi người xung quanh đẩy các bạn đến những suy nghĩ tiêu cực”, ông Bình nói.

Những năm học ở phổ thông, nhiều em xem vào ĐH là mục tiêu cao nhất, cao đến mức nếu không vào ĐH thì không sống nổi, sinh mạng không có giá trị bằng. Mà mục tiêu này của các em chủ yếu được xây dựng từ các áp lực gia đình, nhà trường, xã hội, đặc biệt là phía gia đình. Sự kỳ vọng và cả sự hy sinh của gia đình luôn là động lực cho con trẻ nhưng cũng là áp lực mà các em khó đối diện mỗi khi mục tiêu không thành.

Cũng phải nhìn thẳng, các em đến cái chết, khủng hoảng tâm lý chưa hẳn là do nguyên nhân trượt ĐH. Hình như điều các em sợ hãi hơn là không biết phải đối diện với sự thất vọng của bố mẹ, mọi người xung quanh như thế nào.

Lâu nay, các bài học giáo dục trong gia đình và nhà trường chú trọng dạy các em chiến thắng - nhất là chiến thắng về điểm số, thi cử. Lạ lùng là đi cùng với những bài học chiến thắng lại không trang bị cho trẻ sự mạnh mẽ, tính chủ động mà ngược lại dường như các em trẻ càng trở nên yếu đuối, bị động và thiếu trách nhiệm hơn.

Tại sao phải sốc?

Áp lực của gia đình, xã hội đối với việc con cái học hành thành tài hình thành từ lâu đời và không dễ thay đổi trong ngày một ngày hai. Và chính các em HS, có nhiều điều kiện tiếp cận với thông tin cần chủ động hơn trong việc xác định con đường cho mình để không tránh rơi vào ngõ cụt.

Trả lời câu hỏi của nhiều HS “Làm sao để vượt qua cú sốc rớt đại học?” tại tọa đàm hướng nghiệp do Thành đoàn TPHCM tổ chức gần đây, TS Tâm lý Huỳnh Văn Sơn (ĐH Sư phạm TPHCM) đặt lại vấn đề “Tại sao lại phải sốc?”.

“Các em chịu một sức ép lớn phải vào ĐH từ gia đình, xã hội. Nhưng phải xác định cho mình, có sức chơi thì có sức chịu, nếu không thì phải biết lượng sức mà chơi. Trước khi đăng ký thi, các em cần có sự lựa chọn trường thi phù hợp với đam mê, cân nhắc khả năng vượt vũ môn của mình và đặt ra các tình huống có thể xảy ra để tránh sốc tâm lý khi không đỗ. Tuy vậy, các em vẫn rất cần điểm tựa vững chắc, nhất là gia đình khi mọi việc không như ý”, TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.

Theo số liệu của Bộ Lao động Thương binh & Xã hội, Tổng cục thống kê và Tổ chức lao động quốc tế, trong quý 1/2014, cả nước có trên 162.000 người có trình độ ĐH trở lên thất nghiệp, lực lượng có trình độ cao đẳng thất nghiệp cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ (trên 6,8%).

Cử nhân ĐH thuộc đối tượng thất nghiệp và có nguy cơ thất nghiệp rất cao chủ yếu do SV ra trường không đáp ứng được yêu cầu công việc thực tế vì kém chuyên môn, yếu kỹ năng. Để giải cứu mình, không ít cử nhân giấu bằng học trung cấp, học nghề để tăng cơ hội tìm kiếm việc làm.

ThS Huỳnh Anh Bình nhấn mạnh, HS và phụ huynh cần nhìn thẳng vào thực tế đang diễn ra là đậu ĐH không đồng nghĩa với việc sẽ thành công. Ngày càng nhiều các bạn trẻ đậu ĐH, ra trường mà rồi thất nghiệp hoặc đi làm nhưng vẫn thất bại. Bạn có thể thi ĐH để thử sức mình nhưng đồng thời cần xác định cho mình những con đường khác như học nghề sửa chữa điện thoại chẳng hạn, phải có trách nhiệm hơn với lựa chọn của mình.

Ai cũng muốn làm thầy

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên bỏ dở chương trình đại học quay sang học nghề. Thậm chí cả cử nhân, thạc sĩ cũng từ bỏ “giấc mơ”, bằng cấp, học vị, bước vào trường dạy nghề vì có thể nắm lấy tương lai của mình một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề thông tin như vậy và cho biết thêm, học nghề đang có nhiều cơ chế ưu đãi thu hút học viên như miễn giảm học phí, tạo cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường.

Hấp dẫn hơn, từ năm 2015, học viên đạt chứng chỉ tay nghề cao sẽ có nhiều cơ hội được tuyển chọn việc làm ở các nước ASEAN với mức lương cả nghìn USD. Trước nay, học sinh học nghề thì được giảm 50% học phí, để thu hút học viên, sắp tới sẽ miễn hoàn toàn học phí. Hiện nay, khoảng cách giữa đào tạo nghề và nhu cầu lao động đang từng bước được rút ngắn. Các trường dạy nghề đang thắt chặt sợi dây liên kết với doanh nghiệp lo đầu ra cho học viên. Không ít học viên đi thực tập tốt, có hiệu quả đã được doanh nghiệp trả lương khá cao.

Nhiều trường đã tiến hành khảo sát để nắm bắt đòi hỏi sát thực của thị trường. Các trường đều có “thực đơn” để học viên lựa chọn dựa trên sở thích, năng lực, đồng thời có tư vấn ngành nghề phù hợp để khi ra trường có ngay việc làm. Từ năm tới, các nước ASEAN và Việt Nam sẽ gắn kết thành một thị trường lao động thống nhất. Các nước sẽ công nhận trình độ lẫn nhau thông qua khung chuẩn với 8 thang bậc. Mỗi bậc nghề có một bậc lương tương xứng, chẳng hạn trình độ nghề cao đẳng ở Singapore có mức lương 3.000USD/tháng. Cơ hội sẽ rất nhiều, bởi lao động Việt Nam vốn được đánh giá cao trong các kỳ thi nghề châu Á như nghề điện tử, quản trị du lịch, nấu ăn, thủy thủ, tàu biển…

Có một thực trạng là, nhiều trường trung cấp nghề  dạy sửa chữa điện thoại ở các địa phương lay lắt vì tuyển được quá ít học viên. Trung bình mỗi năm, hệ thống các trường chỉ tuyển được 200.000 học viên. Tổng cục Dạy nghề đang “đau đầu” giải bài toán này bằng cách buộc sáp nhập các trường thành trung tâm dạy nghề. Một giải pháp căn cơ là phải cơ cấu lại nguồn lực lao động ngay từ trong giáo dục phổ thông. Theo đó, cơ cấu nhân lực nước ta chỉ cần 10% lao động có bằng cấp, 40% lao động tay nghề kỹ thuật cao, còn lại là lao động phổ thông. Đây là cơ cấu phổ biến ở hầu hết các nước phát triển và đang phát triển, trong khi cơ cấu này ở nước ta đang nghiêng lệch quá mức bởi ai cũng muốn làm thầy!

Học nghề có nhiều cơ hội việc làm, lương cao

Học nghề đang có nhiều cơ chế ưu đãi, thu hút học viên như miễn giảm học phí, tạo cơ hội việc làm ngay sau khi ra trường. Đặc biệt, năm 2015 tới, học viên có chứng chỉ nghề sẽ có nhiều lựa chọn việc làm ở các nước ASEAN với mức lương hàng nghìn USD.

Các trường nghề không cung cấp đủ lao động tay nghề cao cho thị trường
Ông Dương Đức Lân, Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề cho biết, hằng năm việc tuyển sinh học nghề thường ồ ạt nhất là dịp kết thúc kỳ thi đại học (ĐH). Tuy nhiên, những năm gần đây, tình hình tuyển sinh trở nên khó khăn trong cả hệ thống trường nghề.

Cơ hội mới cho học nghề

Được biết, học nghề ngày càng có nhiều ưu đãi,đặc biệt là nghề sửa chữa điện thoại người học nghề ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn?

Lâu nay, học phí trường nghề học viên phải đóng đều ở mức thấp. Học sinh vào học ở trung tâm đào tạo nghề được giảm 50% học phí, sắp tới có đề án miễn 100% học phí đối với học viên học nghề để thu hút học viên, sinh viên.

Hiện nay, các trường nghề thường liên kết chặt chẽ với hàng chục doanh nghiệp lo luôn đầu ra cho học viên. Một thực tế khá bất cập là các trường nghề không đủ lao động có tay nghề để giới thiệu cho doanh nghiệp trong khi đó lại không tuyển được học viên đầu vào. Thậm chí, rất nhiều học viên đi thực tập đã được doanh nghiệp trả lương ở mức 3 triệu đồng/ tháng.

Đặc biệt, năm 2015, các nước ASEAN sẽ thống nhất thành một thị trường lao động. Khi đó, lao động có thể làm việc ở Singapore, Malaysia…với mức lương hấp dẫn lên tới hàng nghìn USD tùy theo bậc nghề.

Để có nhiều cơ hội lao vào thị trường lao động ASEAN, các tay nghề Việt Nam phải đạt được đào tạo theo tiêu chuẩn nào, thưa ông?

Lâu nay, học viên Việt Nam vẫn tự tin vì được đánh giá cao qua các giải vàng ở các kỳ thi nghề châu Á. Tuy nhiên, khi các nước ASEAN trở thành một cộng đồng, các nước sẽ công nhận trình độ nghề lẫn nhau thông qua khung chuẩn nghề cho các nước.

Có 8 thang bậc tất cả, trong đó riêng đào tạo nghề có 5 bậc. Mỗi bậc nghề sẽ có một bậc lương tương xứng ở mỗi nước. Ví dụ, trình độ nghề cao đẳng ở Singapore hiện nay có mức lương 3.000 USD/ tháng.

Hiện nay, khi các nước chưa công nhận bằng cấp lẫn nhau, lao động có tay nghề, có trình độ cũng bị quy về lao động phổ thông, rất thiệt thòi.

Hệ thống trường nghề đã làm gì để đào tạo đúng và trúng nhu cầu của thị trường? Ngành nghề nào đang hấp dẫn, thu hút học viên, sinh viên hiện nay, thưa ông?

Hằng năm, các trường đều khảo sát để nắm bắt nhu cầu của thị trường. Khi học viên đăng ký dựa trên đam mê, sở thích, các trường đều có bảng thông tin tư vấn ngành, nghề phù hợp để khi ra trường, học viên có ngay việc làm với mức thu nhập hấp dẫn.

Hiện nay, Việt Nam đang đào tạo khoảng 1.500 nghề, nhưng những nghề đang hấp dẫn, thu hút học viên bởi có nhiều cơ hội việc làm, đem lại thu nhập tốt hiện nay như: nghề điện tử, nghề cơ điện tử, nấu ăn, quản trị du lịch, lái tàu biển, thủy thủ tàu…

Có một tín hiệu đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên ĐH bỏ dở chương trình quay sang học nghề hoặc cử nhân, thạc sỹ quay lại học nghề vì thấy học nghề có tương lai hơn.

Nhiều trường nghề lay lắt

Vậy, đối với những trường yếu kém, không thu hút được học viên, Tổng cục dạy nghề có kế hoạch xử lý ra sao trong thời gian tới?

Thực tế, hiện nay có nhiều trường trung cấp nghề ở các địa phương lay lắt vì tuyển được quá ít học viên, thậm chí có trường không tuyển sinh được. Đây là chuyện mà Tổng cục dạy nghề đang đau đầu, tính toán.

Hiện tại, chúng tôi đang tính đến các phương án, có thể buộc phải cơ cấu hoặc sáp nhập các trường với nhau hoặc chuyển xuống thành trung tâm dạy nghề. Tôi cũng chia sẻ thật, một trường không tuyển sinh được thì việc duy trì hoạt động là rất khó khăn.

Một giải pháp căn cơ hơn là vẫn duy trì các trường đào tạo nghề nhưng phải được sự giúp sức của nhiều cơ quan, đơn vị từ việc phân luồng, định hướng học sinh ngay từ đầu. Như các nước, họ phân luồng học sinh từ cấp 2, đến hết cấp 3 sẽ có khoảng 60-70% tự động vào học nghề, chỉ 30% vào ĐH. Như vậy, nó sẽ đáp ứng được cung - cầu thị trường lao động.

Khảo sát trên thực tế, cơ cấu lao động chỉ cần khoảng 10% lao động có bằng cấp, cần 40% lao động có tay nghề số còn lại là lao động phổ thông. Ở nước ta, người người đua nhau vào ĐH, nhà nhà nghĩ phải học ĐH mới có tương lai. Trong khi, hàng trăm nghìn cử nhân, thạc sỹ học xong lại ra đi làm lao động phổ thông rất lãng phí tiền bạc, thời gian.


Có một tín hiệu đáng mừng là gần đây, ngày càng có nhiều sinh viên ĐH bỏ dở chương trình quay sang học nghề hoặc cử nhân, thạc sỹ quay lại học nghề vì thấy học nghề có tương lai hơn.
Ông Dương Đức lân

Sự yếu kém của nhiều trường nghề phải chăng do chất lượng đào tạo hay vì lý do nào khác thưa ông?
Tổng cục dạy nghề đã có chuyên trang giới thiệu về các nghề rất kỹ lưỡng các trường cũng áp dụng các giải pháp như đi các địa phương giới thiệu tuy nhiên nhiều người vẫn có tâm lý e ngại, không muốn học nghề. Các bậc phụ huynh cũng muốn cho con vào ĐH thay vì học nghề.

Họ chưa thấy được lợi ích từ việc học nghề như: rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc, đầu ra tốt.

Xin cảm ơn ông!

Hiện nay, cả nước có 167 trường cao đẳng nghề, 306 trường trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề đào tạo khoảng 1.500 nghề. Trung bình mỗi năm, hệ thống các trường đào tạo nghề tuyển sinh được khoảng 200.000 học viên.

“Ông nghè” thất nghiệp nhưng anh thợ “đắt sô”

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”.

Nghề sửa chữa điện thoại chất lượng cao sẽ “lên ngôi”

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực, cũng như trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, phần thắng luôn thuộc về những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ hiện đại và đội ngũ lao động chất lượng cao. Trong khi đó những yếu tố này của Việt Nam hiện đang rất yếu, đặc biệt là lực lượng lao động đã qua đào tạo vừa thiếu, vừa yếu. Theo số liệu thống kê, hiện trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%.

Điều này cũng thấy rất rõ qua sự phản ánh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước về tình trạng lao động trong nước có trình độ chưa đáp ứng và chậm thích nghi với yêu cầu. Lao động Việt Nam tuy đã được tuyển dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao rất hạn chế, đa số vẫn là trình độ thấp hoặc lao động phổ thông, làm việc hầu hết là ở các vị trí đòi hỏi chất lượng không cao. Do đó lương được trả rất thấp.


Tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao ở nước ta rất hạn chế

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”. Ý thức được điều này, trong những năm qua, Việt Nam rất chú trọng khâu đào tạo nghề. Dạy nghề Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mỗi năm hệ thống đã và đang đào tạo khoảng hơn 1,5 triệu lượt người (bao gồm cả hệ đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên) và giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lực lượng lao động cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu lao động của các địa phương, góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu mà bối cảnh mới đặt ra thì hệ thống dạy nghề Việt Nam cần phải đổi mới từ trong nội tại một cách căn bản và cần thiết nâng cao năng lực cho toàn hệ thống.

Từ nay cho đến năm 2020, nước ta, tiếp tục sẽ có sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Do đó, nhu cầu có đủ lực lượng lao động kỹ thuật, chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao như: Tin học, tự động hóa, cơ điện tử, hàn, chế biến xuất khẩu... sẽ càng tăng cao.

Trước bối cảnh này, ngày 23/5, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 761/QĐ -TTg về phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020". Trong đó, mục tiêu cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực Asean hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dạy nghề - sự nghiệp của toàn xã hội

Để chuẩn bị một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, theo PGS - TS. Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ - TB&XH) thì có rất nhiều việc cần phải giải quyết.

Trước tiên, toàn xã hội cần phải thực sự chú trọng đến phát triển giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là đào tạo nghề và bồi dưỡng năng lực giáo viên được coi là ưu tiên. Tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với những nghề cần công nhân kỹ thuật ở mọi trình độ, chỉ như vậy mới có thể phổ cập nghề cho người lao động.

Thứ hai, việc dạy nghề cần định hướng thị trường lao động theo các phương diện số lượng và chất lượng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề khẳng định, dạy nghề cần phải được coi là sự nghiệp của toàn xã hội, đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Trước mắt, theo người đứng đầu Tổng cục Dạy nghề, cần tập trung xây dựng một số trường trọng điểm, nghề trọng điểm, một số nghề sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Đồng thời chú trọng đào tạo nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Gắn đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Ông cũng lưu ý, để có thể điều chỉnh theo hướng phát triển kinh tế năng động, hệ thống dạy nghề cần phải có đủ các tiêu chí về tính linh hoạt cũng như khả năng liên thông chiều dọc, chiều ngang.

Để đạt được các mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020, theo PGS - TS. Dương Đức Lân cần đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu như: Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, bao gồm hình thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề; phát triển hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề; tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

“Gà mắc tóc”!?

Cuối tuần trước QH thảo luận tại hội trường dự thảo Luật Dạy nghề (sửa đổi). Đáng tiếc như thường thấy, dự thảo này đã nhận được nhiều lời phê của ĐBQH. Phê bình xét cho cùng không phải là câu chuyện gì ghê gớm; mà nó cũng chỉ là góp ý để cho dự thảo hoàn thiện hơn, tốt hơn lên. Nhưng từ những lời phê đối với một trong dự thảo ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo lớp trẻ mới thấy: Chỉ là dạy nghề, tổ chức trường nghề mà nhiều năm nay chúng ta vẫn cứ loay hoay như "gà mắc tóc”; trong khi nhu cầu học nghề thực sự không phải không có.


Đi tìm nguyên nhân cho cái sự cung cầu không gặp nhau, trên nghị trường, có ĐB phê: Chính sách học nghề cho người học đối với nghề đặc thù, nghề mũi nhọn và cả khi người học đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề. ĐB Đặng Thị Kim Liên (Yên Bái), Phạm Thị Thu Hồng (Bình Định) cũng cho rằng, dạy nghề phải đảm bảo để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc được làm nghề mình đã được đào tạo; học và hành trong nhiều trường hợp đã không thể đi đôi với nhau- điều đó gây lãng phí lớn cho Nhà nước và thiệt hại cho người học.

Hiện cả nước có 1342 cơ sở dạy nghề, với 162 trường cao đẳng nghề, 305 trường trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề. Cùng đó là hơn 1000 các cơ sở có dạy nghề, đó là các trường đại học, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có tham gia dạy nghề. Được biết, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề năm 2013 bằng khoảng 8,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, trong khi chi cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng chỉ là 10% trong tổng chi cho giáo dục và đào tạo. Như vậy đủ thấy, tiền chi cho đào tạo nghề đúng là không hề ít, nhưng kết quả lại quá... khiêm tốn.

Lại có ĐB nhận xét, dự thảo Luật Dạy nghề  (sửa đổi) chưa thấy có gì đột phá, đặc biệt là luật về sửa chữa điện thoại về chính sách đảm bảo phát triển nâng cao chất lượng, chế độ đối với người dạy và người học, công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp trường nghề, chính sách thu hút học sinh vào học các trường nghề.

Thế cũng có nghĩa, mấy vấn đề then chốt của đào tạo nghề vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn khi mà dự thảo luật chưa đi trúng, đi đúng vào những góc cạnh cần thiết. Như vậy sẽ vấn khó khăn cho cơ sở dạy nghề và người học nghề.

Học nghề - tìm việc dễ hay khó?

Gần đây, thông tin trên báo chí rộ lên tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học khó tìm được việc làm; nhất là việc làm đúng với ngành đã học. Ở Tiền Giang, những năm gần đây cũng không “thoát” khỏi tình hình chung đó.

Còn sinh viên - học sinh (SVHS) tốt nghiệp trường dạy nghề (trung cấp, cao đẳng) tình hình… sáng sủa hơn. Theo ông Nguyễn Minh Vỹ - Phó Giám đốc Sở LĐTBXH Tiền Giang - hiện chất lượng đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp (DN).


Thống kê cho thấy, trên 80% số SVHS các trường dạy nghề đào tạo tìm được việc làm. Tuy nhiên, ông Vỹ thừa nhận: Không ít các trường hợp này dù được tuyển dụng nhưng vẫn phải... “tập sự” tại DN thêm một thời gian dài ngắn khác nhau để “thích nghi” môi trường làm việc tại DN.

Nguyên nhân chính do thiết bị dạy và học tại các trường dạy nghề thường lạc hậu hơn so với công nghệ của DN. SVHS các trường dạy nghề còn cho biết, trong thời gian theo học, tuy thời gian thực hành không ít, song hầu hết đều... không đủ nguyên - vật liệu thực hành với lý do kinh phí đào tạo hạn chế(!).

Tại một số trường dạy nghề, đội ngũ giáo viên đa số là mới và cũng từ... trường dạy nghề ra, chưa có nhiều kinh nghiệm...

Để nâng cao chất lượng đào tạo, trong thời gian tới các trường dạy nghề cần chủ động tiếp cận công nghệ của các DN để cập nhật chương trình đào tạo theo yêu cầu của DN; đưa SVHS đi thực tập tại các DN.

Song song đó phải tiến hành đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng sư phạm, kỹ năng nghề cho giáo viên (hiện nhiều trường nghề trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đang tự tổ chức đánh giá kỹ năng nghề của giáo viên để có kế hoạch bồi dưỡng và gửi giáo viên đi đánh giá kỹ năng); tổ chức hội thi SVHS giỏi nghề tại trường, tham gia hội thi cấp tỉnh, cấp toàn quốc để khuyến khích SVHS học tập...

Ông Nguyễn Minh Vỹ cho rằng, giải pháp toàn diện, căn cơ nhất chính là hàng năm các trường dạy nghề, cơ sở dạy nghề cần phải tự kiểm định chất lượng đào tạo để khắc phục các khiếm khuyết nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Có như vậy, về lâu dài hành trình tìm việc làm của SVHS “ra lò” từ các trường dạy nghề sẽ thênh thang hơn...

Ở đâu cần học nghề, mở lớp ở đó

Những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn quan tâm đến công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn các huyện miền núi. Nhờ đó, nhiều người dân ở vùng sâu, vùng xa đã có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập, vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xã A Bung giờ đây đã nhân rộng trong nhiều hộ gia đình thông qua mô hình học tập "người biết dạy cho người chưa biết". Chị Hồ Thị Phít, ở bản Cựp, A Bung cho biết: Nghề này tạo công ăn, việc làm thường xuyên cho chị em phụ nữ miền núi, nhất là giải quyết công việc trong thời gian nhàn rỗi, mang lại nguồn thu nhập. Chị em phụ nữ quây quần bên nhau cùng dệt, cùng đan nhờ vậy mà tình thân tương ái giữa bà con trong bản được thắt chặt.
Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh có hơn 2.500 lượt người DTTS được tạo điều kiện học nghề và giải quyết việc làm, chủ yếu là đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới ba tháng. Việc dạy nghề luôn gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm. Ðó là cơ sở để nhiều người sau khi học nghề đặc biệt là nghề sửa chữa điện thoại để tự tạo việc làm, lập cơ sở sản xuất, mở rộng trang trại. Các ngành nghề đào tạo đa dạng, ngoài một số nghề nông nghiệp như trồng rừng, trồng sắn, chăn nuôi, đồng bào DTTS còn được tham gia các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như sản xuất chổi đót, dệt thổ cẩm truyền thống, kỹ thuật xây dựng... Bên cạnh đó, thực hiện chính sách ưu tiên cho vay vốn đối với các nhóm lao động là người tàn tật, đồng bào DTTS, trong giai đoạn từ năm 2010-2014 có hơn 300 lao động người DTTS được giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn được vay gần năm tỷ đồng.
Ở xã A Bung, huyện Ða Krông, nhiều mô hình dạy nghề dệt thổ cẩm hình thành đã giúp chị em phụ nữ miền núi có việc làm ổn định, tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống gia đình. Chỉ riêng chị Trần Thị Ngà, ở bản Ku Tai, xã A Bung trong mấy năm qua đã mở hàng chục lớp dạy nghề dệt thổ cẩm cho hàng trăm chị em phụ nữ là người DTTS ở các thôn, bản, tạo việc làm ổn định. Ðến nay, các sản phẩm truyền thống ở xã A Bung tiêu thụ rộng rãi trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận...
Ðể giúp đồng bào người DTTS trên địa bàn có điều kiện trồng và chăm sóc cây cao-su, Trung tâm dạy nghề tổng hợp huyện Hướng Hóa đã mở lớp học trồng, chăm sóc và khai thác cây cao-su tại các xã vùng Lìa như: Thuận, Thanh, Xi, A Xing và A Dơi... Trong thời gian hai tháng, hơn 100 học viên được tiếp cận một số nội dung cơ bản kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác mủ, bảo vệ cây cao-su. Nhờ được dạy nghề, trang bị kiến thức và hỗ trợ cây giống cho nên nhiều hộ gia đình đồng bào DTTS đã đưa cây cao-su vào trồng trên vùng đất mới. Ðến nay, hơn 60 ha cây cao-su tiểu điền trồng mới tại các xã vùng Lìa phát triển tốt, phù hợp với điều kiện khí hậu, bắt đầu cho khai thác mủ...
Phó Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị Nguyễn Ðán cho biết: Bà con khi có được nghề trong tay, áp dụng kết quả học tập ngay trên nương rẫy của mình và tận dụng nguồn nguyên liệu ở địa phương để cho ra hiệu quả sản phẩm. Hội Nông dân và các cấp hội ở địa phương cũng chú trọng thành lập các câu lạc bộ (CLB) nghề nghiệp cùng giúp nhau như: CLB khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân phát triển sản xuất; CLB chăn nuôi giúp bà con chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học; CLB trồng sắn có thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm giúp nhau tăng năng suất cây sắn trên đơn vị diện tích...
Trao đổi ý kiến với chúng tôi về hiệu quả công tác dạy nghề và tạo việc làm cho đồng bào DTTS trên địa bàn, Bí thư Huyện ủy Ða Krông Ly Kiều Vân cho rằng: "Ðồng bào Pa Cô, Vân Kiều trước đây chỉ biết lên nương rẫy, đi rừng, thì nay đã được học hành, đào tạo nghề để lập nghiệp, có công ăn việc làm ổn định. Nhờ vậy, đời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân và bộ mặt nông thôn miền núi có bước phát triển vượt bậc, xóa bỏ dần khoảng cách giữa miền núi và miền xuôi...".
Bên cạnh những kết quả đạt được bước đầu trong công tác dạy nghề và hỗ trợ việc làm cho đồng bào DTTS thì hiện nay việc dạy nghề cho lao động ở nông thôn miền núi Quảng Trị vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; thu nhập và mức sống của người dân ở một số địa phương vẫn còn thấp. Ðể đổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề cho lao động nông thôn miền núi theo chủ trương, chính sách của Ðảng và Nhà nước, thời gian tới, các ngành liên quan và địa phương ở Quảng Trị thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác lao động, từ dạy nghề đến xây dựng kế hoạch về bố trí việc làm cho người lao động để tránh lãng phí nguồn kinh phí đào tạo... Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh và Trung tâm dạy nghề các địa phương tiếp cận và phổ biến công tác đào tạo nghề ở hầu hết các thôn, bản giúp người dân trong việc lựa chọn ngành nghề thích hợp, gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình một cách bền vững.

Trượt đại học

Em đã bị trượt trong kỳ thi đại học năm nay. Bố em không cho cơ hội ôn thi thêm một năm nữa. Bố bảo, "Liệu có dám chắc sẽ đỗ không, hay lại còn tệ hơn. Mà cứ cho là đỗ đi, nhưng ra trường không xin được việc lại về ăn bám chúng tao sao?".

Em đã bị trượt trong kỳ thi đại học năm nay. Bố em không cho cơ hội ôn thi thêm một năm nữa. Bố bảo, "Liệu có dám chắc sẽ đỗ không, hay lại còn tệ hơn. Mà cứ cho là đỗ đi, nhưng ra trường không xin được việc lại về ăn bám chúng tao sao?".

Bố em nói vậy vì chị gái em ra trường đã hai năm rồi vẫn chưa xin được việc làm. Chị gái như vậy, em gái em lại bệnh tật từ nhỏ, suốt ngày phải nằm viện, tiền bao nhiêu cũng không đủ, nên cuộc sống gia đình rất chật vật, túng thiếu. Bố em nhìn cuộc sống càng ngày càng cực đoan hơn, trong lòng đầy bất mãn, tâm trạng lúc nào cũng mệt mỏi. Trước đây kỳ vọng sự thành đạt của con cái bao nhiêu thì giờ bố chỉ mong mỗi đứa con lớn lên, trưởng thành có thể tự kiếm kế sinh nhai, không trở thành gánh nặng cho gia đình...

Hiểu nỗi lòng bố mẹ, nhưng em vẫn mơ ước được tới giảng đường đại học. Em mong được nhận lời khuyên trong tình cảnh này.

Trần Quang Minh (Thạch Hà - Hà Tĩnh)

Bạn Quang Minh thân mến! Thời gian này trên các phương tiện thông tin đại chúng đề cập rất nhiều vấn đề chung quanh việc thi và học đại học, trong đó trượt đại học cũng là một chủ đề được quan tâm.

Bất cứ kỳ thi nào cũng có người đỗ, người trượt. Xin chia sẻ nỗi buồn vì bạn đã không may mắn có mặt trong danh sách những học sinh trúng tuyển kỳ này. Nhưng, một kỳ thi thì chưa nói lên được điều gì trong cuộc đời mỗi con người.

Việc chị gái bạn ra trường hai năm rồi chưa tìm được việc làm đã khiến cho suy nghĩ của bố mẹ bạn thay đổi nhiều cũng là điều dễ hiểu và đáng được thông cảm. Ấy là chưa kể, hiện không hiếm trường hợp học xong không xin được việc làm, hoặc xin được việc làm nhưng không đúng chuyên môn. Cái "được" trong trường hợp này là bố mẹ bạn trở nên thực tế hơn, "chỉ mong mỗi đứa con lớn lên, trưởng thành có thể tự kiếm kế sinh nhai, không trở thành gánh nặng cho gia đình". Cái mong muốn tưởng như "tầm thường" đó, nhưng nếu thực hiện được có thể gọi là thành công rồi.

Có điều, chị gái bạn không xin được việc làm không có nghĩa sau này bạn học đại học xong cũng giống vậy. Vấn đề là lúc này bạn cần thông cảm với khó khăn của gia đình. Bố mẹ bạn cố gắng được như thế cũng chẳng dễ dàng gì.

Còn nhiều con đường để bạn có thể tiếp tục theo đuổi học vấn. Chẳng hạn bạn xin xét nguyện vọng học cao đẳng. Nếu không đủ tiêu chuẩn, bạn có thể thi vào trường trung cấp, trường dạy nghề... Bạn xem xét mình phù hợp và hứng thú với công việc gì thì lựa chọn. Điện tử, cơ khí, nấu ăn, tin học... chẳng hạn. Học trường dạy nghề, trước hết là bạn rút ngắn được thời gian học, đỡ áp lực tâm lý từ gia đình, đỡ tốn kém tiền bạc và cơ hội xin việc làm cho học viên học tốt từ trường dạy nghề  sửa chữa điện thoại hiện nay rất lớn. Sau khi ra trường, trong quá trình làm việc, bạn cảm thấy cần bổ sung kiến thức chỗ nào thì tự học hoặc đăng ký học thêm phần đó. Học đồng thời với thực hành như vậy rất hiệu quả. Vững tay nghề, bạn có thể tự mở cửa hàng hành nghề. Rất nhiều doanh nghiệp cần và trọng vọng những thợ giỏi tay nghề, mức lương trả xứng đáng, nếu thợ bậc cao mức lương còn cao hơn cả những người tốt nghiệp đại học, thạc sĩ.

Trường học rất rộng, ta có thể học từ chính cuộc sống gia đình, từ những khó khăn phải sớm đối mặt, học trong khi giải quyết công việc... Muốn thành công, muốn khẳng định được giá trị bản thân, chúng ta luôn phải học, và việc học đó không nhất thiết diễn ra ở giảng đường đại học.

Mong bạn sớm lấy lại được tâm trạng tốt và có quyết định sáng suốt!

Thua từ nóc

Có lẽ chẳng ai nghĩ rằng Cộng đồng chung ASEAN năm tới 2015 hình thành sắp mở ra cơ hội lớn cho lao động có tay nghề trong việc lựa chọn lao động trong khu vực, mà VN ta 82,1% lao động đang có việc làm không có trình độ chuyên môn kỹ thuật – theo Niên giám Thống kê 2013. GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân cho rằng ta đang ở thời kỳ "dân số vàng”, nhưng với trình độ đào tạo nghề thấp vậy, nếu không nhanh chấn chỉnh, e cơ hội vàng sẽ qua đi một cách đáng tiếc không quay trở lại!



Dạy nghề chưa bám sát thị trường lao động

Hà Nội vừa có Chương trình hành động với công tác đào tạo nhân lực, phấn đấu từ nay đến 2020 mỗi năm đào tạo 3.500 lao động tay nghề cao. Quả đáng mừng. Chí ít hành động này sẽ giúp những lao động này tự tin hơn khi cạnh tranh về mức lương, cơ hội việc làm khi hội nhập. Nhưng cụ thể TP sẽ nâng cao chất lượng đào tạo của các trường ĐH, CĐ và trung cấp, đặc biệt là các trường CĐ nghề trên địa bàn TP, lại thấy… rối! Đã cao đẳng và trung cấp, lại còn cao đẳng nghề. Đây rõ là một hệ thống giáo dục nghề nghiệp bất hợp lý chưa từng thấy ở đất nước nào.

Dạy nghề sửa chữa điện thoại và giáo dục nghề nghiệp - thực ra hai khái niệm chỉ là một. PGS.TS Ngô Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Sư phạm kỹ thuật (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) bày tỏ: "Tôi thích dùng cụm từ "giáo dục nghề nghiệp” hơn dạy nghề. Dạy một người có tay nghề rất giỏi mà thiếu có khả năng phối hợp với đồng nghiệp, không tự giác làm việc, tay nghề đó chẳng để làm gì…”.

Vẫn biết một hệ thống giáo dục mà có đến hai hệ trung cấp, hai hệ cao đẳng là chuyện "kinh dị” chưa từng có và việc thống nhất đầu mối quản lý phải được đặt ra từ lâu. Vẫn biết hệ thống bất hợp lý do phân chia quản lý giữa hai bộ tiếp tục gây khốn khổ cho chất lượng nhân lực nghề. Nhưng những vấn đề "đại sự” về cơ cấu hệ thống giáo dục đến nay vẫn chưa được làm rõ nên các trường và người đi học vẫn là nạn nhân số 1 của sự phân chia quyền lực quản lý này.

Đề án "Phát triển trường nghề chất lượng cao tới năm 2020” mới được Chính phủ phê duyệt là một điểm nhấn quan trọng hứa hẹn nguồn nhân lực đáp ứng thị trường khu vực. Song theo lãnh đạo Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong gần 500 trường trung cấp - cao đẳng nghề thuộc các bộ, ngành, địa phương, sẽ chọn ra 45 trường cao đẳng nghề công lập với 34 nghề để định hướng tập trung đầu tư. Quả càng khó hiểu không biết đâu mới là đầu mối thực sự quản lý giáo dục nghề nghiệp?

Sự "rối loạn” diễn ra bất chấp hội nhập lao động khu vực đang thách thức. Chỉ có điều từ "tranh chấp” quản lý này, không ít người ngậm ngùi khi liên tưởng đến quyết sách mà Thái Lan đào tạo nghề chuẩn bị cho việc hình thành Cộng đồng ASEAN.

Ủy ban giáo dục hướng nghiệp Thái Lan mới đây công bố hai biện pháp lớn giúp sinh viên học nghề Thái Lan chuẩn bị cho một cộng đồng chung ASEAN. Đó là khảo sát nhu cầu lao động các nước thành viên để phác thảo một kế hoạch đáp ứng, và thứ hai là sửa đổi chương trình giảng dạy ở các cấp giáo dục hướng nghiệp cho phù hợp, tập trung vào ba lĩnh vực gồm ngôn ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng làm việc. Thủ tướng Thái Lan yêu cầu Bộ Giáo dục tập trung hơn nữa vào giáo dục hướng nghiệp nhằm đào tạo thêm lực lượng lao động có tay nghề đang rất thiếu ở Thái Lan.

Chính vì có Ủy ban giáo dục hướng nghiệp, có quyết sách cụ thể hướng tới người lao động, Thái Lan cũng như nhiều nước đang nỗ lực hướng nghiệp bằng mọi cách, hỗ trợ kỹ năng cụ thể và dạy "thật”. Chỉ mở trường, mở lớp để dạy khi "biết mình, biết người”, chắc chắn có đủ điều kiện để giảng dạy nghiêm túc, thay vì vẽ ra nhiều tiêu chí hình thức và quản lý chồng chéo lãng phí.

Hiến pháp mới 2013 không quy định dạy nghề là một lĩnh vực tách riêng của hệ thống giáo dục đào tạo. Vả lại, ai cũng ngầm hiểu dạy nghề phải thuộc giáo dục nghề nghiệp. "Quản lý Nhà nước về dạy nghề tốt mới tiến lên được”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh điều này khi góp ý về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dạy nghề mới đây. Chưa nói tới thua kém quá rõ về năng suất lao động, về chất lượng giáo dục nghề nghiệp, chỉ thua về quản lý hệ thống giáo dục nghề nghiệp đã là cái "thua từ nóc”.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Sửa điện thoại

Bạn đang cần tìm một chỗ sửa điện thoại cũng như chăm sóc cho con “dế” yêu của bạn? Bạn cần một dịch vụ đáng tin cậy , mà không cần băn khoăn về chí phí cũng như thời gian ?

Hãy đến với chúng tôi sẽ làm hài lòng tất cả các bạn dù là khách hàng khó tính nhất. Chúng tôi tự hào có đội ngũ kĩ thuật tay nghề cao cũng như có kinh nghiệm trong việc sửa chữa điện thoại và máy tính bảng. Hiểu biết tất cả các lỗi cũng như hỏng hóc ở tất cả các loại điện thoại.

+ Tư vấn tận tình và tâm huyết.

Đến đây các bạn sẽ được tư vấn vá báo giá chi tiết về vấn đề chiếc điện thoại , quy trình sửa chữa được diễn ra hoàn toàn công khai và minh bạch. Những trục trặc và cách khắc phục đơn giãn chúng tôi sẽ giúp bạn hoàn thiện và không tính phí dịch vụ. Bàn giao nhận máy một cách rõ ràng nhất, khách hàng sẽ được kí tên và xác nhận linh kiện của mình . Mọi linh kiện thay thế hoàn toàn chính hãng.

+ Thường xuyên báo cáo tiến độ sửa chữa cho khách hàng

Quá trình giữ máy để sửa chữa , nhân viên tại trung tâm sẽ thường xuyên liên lạc với khách hàng báo cáo quá trình sửa chữa. Mọi trường hợp lỗi phát sinh sẽ được điều chỉnh khi có sự cho phép và can thiệp của quý khách. Chính điều đó giúp chúng tôi nhận được niềm tin rất lớn từ khách hàng.

+ Nhân viên nhã nhặn và tâm lý

Đối với chúng tôi khi khách hàng tới đây , không những sửa chữa mà còn phải giúp khách hàng có sự yên tâm và thoải mái, với đội ngũ có kĩ năng giao tiếp nhã nhặn và tâm lý, bạn sẽ có cảm giác thoải mái nhất khi tìm tới dịch vụ của chúng tôi. Chúng tôi tự hào là trung tâm sửa chữa điện thoại có niềm tin từ quý khách hàng trong suốt 6 năm nay.

Bạn đang ở tại TPHCM, bạn cần tìm một dịch vụ học sửa chữa điện thoại uy tín và đáng tin cậy ? Bạn không muốn phải mất thời gian trong quá trình sửa chữa. Hãy đến ngay với chúng tôi suachuamobile.net sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề ấy.

Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ sửa chữa các dòng máy : Apple,Nokia, HTC , Samsung, Sony…
Ngoài ra còn có các dịch vụ Unlock điện thoại như : Unlock iPhone, Unlock Blackberry,Unlock Nokia…
Đặc biệt:

- Suachuadienthoai cam kết luôn bán hàng,đúng chất lượng, rõ ràng nguồn gốc xuất xứ.
- Luôn có tinh thần trách nhiệm đầy đủ với các sản phẩm đã sửa chữa hoặc bán ra.
- Tất cả sản phẩm qua sửa chữa đều được bảo hành từ 1 đến 3 tháng

Cửa hàng sửa chữa điện thoại di động

Điện thoại di động gần như là vật không thể thiếu đối với mỗi người dân hiện nay. Tại Việt Nam, điện thoại di động không chỉ để liên lạc, mà còn là dụng cụ để nghe nhạc, chơi game, là đồ trang sức cho giới trẻ,… Cho nên nhu cầu học sửa chữa điện thoại di động, cài đặt, bảo hành điện thoại là thường xuyên, là cơ hội kinh doanh cho nhiều người.

Điều kiện khởi nghiệp
-     Vốn
o   Vốn từ 80 triệu sẽ đầu tư cho các khoản sau:
+    Chi phí đặt cọc và thuê mặt bằng tháng đầu tiên;
+    Chi phí cho tủ điện thoại, các thiết bị, dụng cụ sửa chữa, mua một số máy cũ, sim số, thẻ cào …
+    Làm bảng hiệu;
+    Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o   Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng
-     Pháp lý
+    Bạn chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán
-     Lợi thế
+    Con người: Bạn và các nhân viên am hiểu vể kỹ thuật, chắc chắn phải qua các khóa đào tạo sửa chữa điện thoại di động
+    Địa điểm: gần các Công ty, khu dân cư, chung cư có nhiều người qua lại
-     Lập kế hoạch kinh doanh
Bạn nên lập kế hoạch kinh doanh, trước khi khởi nghiệp
+    Khảo sát kỹ khu vực có thể kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, giá cả…
+    Đưa ra các dịch vụ khác biệt của mình so với các đối thủ, như sửa chữa điện thoại nhanh chóng, giá hợp lý (có bảo hành), phục vụ khách hàng chu đáo, …
+    Kế hoạch tuyển nhân sự (nếu có)
+    Lập kế hoạch doanh thu, chi phí cho từng tháng để cân đối nguồn tiền.
-     Bí quyết để thành công
+    Có tay nghề sửa chữa nhiều loại điện thoại di động;
+    Có khả năng cung ứng các dịch vụ trên điện thoại như: cài đặt phần mềm trò chơi, nghe nhạc, trang trí điện thoại…
+    Bán nhiều loại phụ tùng cho điện thoại như: vỏ, tai nghe, cục sạt…
+    Bán nhiều loại sim, thẻ cào (Cập nhật các Chương trình khuyến mãi để tư vấn cho khách hàng…)
+    Địa điểm kinh doanh thuận tiện cho khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, linh hoạt và đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Luôn thăm hỏi và ghi nhận ý kiến từ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình

Sửa chữa điện thoại uy tín tại Tp HCM

Công  Ty chúng tôi với đội ngũ nhân viên kỹ thuật trẻ, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực học sửa chữa điện thoại di động như unlock iphone, unlock điện thoại ... và thiết bị viễn thông . yêu thích công nghệ, ham thích học hỏi, luôn luôn cập nhật kiến thức điện thoại từ mọi nguồn. Công Ty chúng tôi luôn tự hào khi mang đến cho khách hàng những giải pháp cao cấp với phong cách chuyên nghiệp và chi phí hợp lý nhất.

Công ty chuyên về các lĩnh vực :
-> Dịch vụ cài đặt ứng dụng , trò chơi cho điện thoại
-> Dịch vụ sữa chữa điện thoại di động , Iphone , Samsung, HTC, LG, SONY, NOKIA, SKY HUAWEI, ZTE ....
-> Dịch vụ giải mã các loại điện thoại mang về từ nước ngoài.
Hãy yên tâm với máy đem từ nước ngoài về !!!
Công ty nhận unlock giải mã hầu hết tất cả các máy điện thoại.
Bạn đang sử dụng điện thoại ư? Bạn muốn nâng cấp nó (Update Frimware) Cài chương trình, sửa chữa khi bị hỏng hóc …
Hãy đến với chúng tôi.

Tất cả sẳn sàng phục vụ bạn 1 cách tốt nhất, chuyên nghiệp nhất tại 196B Hoàng Văn Thụ P.4 Q.Tân Bình.



Công Ty Sửa Điện Thoại
Công Ty Sửa điện thoại uy tín, lâu năm

Dịch vụ sửa chữa: Apple, Nokia, Samsung, Motorola, Sony Ericsson, LG, Blackberry, Mobiado, Vertu, HTC. .
Dịch vụ Unlock điện thoại: Chúng tôi chuyên Unlock iPhone, Unlock Blackberry, Unlock Nokia …
Cam Kết: Tất cả linh kiện thay thế đều là hàng zin,chính hãng
Đặc Biệt:
- Tất cả các dịch vụ sửa chữa đều được bảo hành từ 1 – 3 tháng
- Khoảng 50% lượng máy được  sửa lấy liền trong ngày !
- Thưởng 100 triệu cho ai phát hiện chúng tôi luộc máy !
Chúng tôi mở đường dây nóng để hỗ trợ, tư vấn báo giá, thời gian sửa chữa ! Hoặc có thể nhắn tin bệnh + loại máy sẽ báo giá và thời gian sửa trong 5 phút!
 cham-soc-khach-hang
Chăm Sóc Khách Hàng Chuyên Nghiệp


Giới thiệu về chúng tôi :

- Unlock iphone 2G đầu tiên việt nam(cùng lúc với tân á long)
- Công ty chuyên sửa chữa điện thoại hàng đầu Việt Nam hiện nay
- Đội ngũ nhân viên kỹ thuật trên 10 năm kinh nghiệm sửa chữa
- Trang bị các hệ thống, thiết bị chuyên dụng hiện đại nhất đạt tiêu quốc tế
- Máy đóng chíp tự động cho các loại điện thoại.
- Phần mềm & máy đo chuyên dụng để test các pan hư hỏng điện thoại nhanh chóng.
- Thực hiện các hợp đồng sửa chữa bảo hành với các đại lý
Ngoài ra chúng tôi còn có các chương trình đào tạo sửa điện thoại, với giáo viên là thợ lành nghề lâu năm, đảm bảo đến với chúng tôi các bạn sẽ có những kiến thức tốt nhất

Nhóm ngành kỹ thuật công nghệ: dễ tìm việc làm

TTO - Sẽ không khó tìm việc làm nếu bạn chọn cho mình một trong những ngành thuộc nhóm kỹ thuật.
Đó là lời khuyên từ các chuyên viên tư vấn trong chương trình tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp nhóm ngành y dược - kỹ thuật công nghệ trên Tuổi Trẻ Online sáng 30-1.

Nữ có thể học kỹ thuật được không? Cơ hội việc làm ngành xây dựng, học sửa chữa điện thoại, cơ khí, điện - điện tử - viễn thông, tự động hóa? Cơ hội trúng tuyển và học liên thông lên cao nhóm ngành y dược? Khối K tuyển sinh như thế nào? Thích làm việc trên biển và các bến cảng, học ngành gì, ở đâu?... Từ 8-11 giờ sáng 30-1, chương trình tư vấn trực tuyến nhóm ngành đã chuyển đến bạn đọc hơn 120 câu giải đáp từ ban tư vấn liên quan đến nhóm ngành hấp dẫn này.

Phóng to
Toàn cảnh buổi tư vấn trực tuyến tại Tuổi Trẻ Online sáng 30-1 - Ảnh: N.C.Thành
Thành phần ban tư vấn chương trình gồm:

- TS Nguyễn Thanh Nam, trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa TP.HCM

- PGS.TS Huỳnh Văn Hóa, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Y dược TP.HCM

- TS Nguyễn Văn Thư, phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM

- Th.S Nguyễn Văn Long Giang, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM

Sau đây là nội dung buổi tư vấn trực tuyến:

* Kính thưa các thầy cô, năm nay em thi ĐH. Vậy em có thể thi khối A vào Đại học Bách khoa, sau đó thi khối B vào ĐH Y dược được không ạ? (NGUYỄN THỊ NGỌC LAN, 18 tuổi, nauy2511@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM - trưởng phòng đào tạo ĐH Bách khoa TP.HCM: Hoàn toàn được. Ngoài ra em cũng có thể tham gia cả kỳ thi cao đẳng nữa.

* Em định thi vào trường ĐH Hàng hải khoa máy tàu thủy. Vậy cho em hỏi ngành này có dễ xin việc hay không? (TRẦN NGUYỄN, 17 tuổi, duytam_itt@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ, phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Khoa máy tàu thủy của Trường đại học Hàng hải (Hải Phòng) và Trường đại học GTVT TP. Hồ Chí Minh đào tạo kỹ sư nhằm cung cấp nguồn nhân lực không chỉ cho các chủ tàu Việt Nam mà cho cả các chủ tàu trên thế giới như Nhật Bản, Hàn Quốc, EU... nên cơ hội việc làm là rất nhiều, em có thể yên tâm khi đăng ký dự thi ngành này.

* Ngành dược sĩ đại học có hai khối thi A và B. Như vậy chương trình học của ngành này ở trường tuyển sinh khối A và trường tuyển sinh khối B có khác nhau không? Khi tốt nghiệp ra trường làm việc có khác nhau không? (NGÔ THỊ THANH BÌNH, 17 tuổi, saosaomai123@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Y dược TP.HCM: Đối với ngành dược, Đại học Y dược TP.HCM tuyển khối B, Đại học Dược Hà Nội tuyển khối A.

Chương trình khi vào học không có gì khác nhau vì dựa trên chương trình khung chung của Bộ Đại học, bằng cấp giống nhau, ra trường làm việc như nhau.

* Em xin chào ban tuyển sinh. Em hiện đang là sinh viên năm nhất của một trường đại học, trong đợt tuyển sinh 2010 em muốn thử sức lại một lần nữa, không biết em cần phải được sự đồng ý của hiệu trưởng trường đang theo học không? (Em đã nộp đơn xin bảo lưu kết quả và được phòng công tác sinh viên đồng ý). (TUẤN ANH, 19 tuổi, trnhhoanganh@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Theo quy định của Bộ GD-ĐT, nếu đang là sinh viên năm thứ nhất mà muốn thi một trường khác hoặc một ngành khác của cùng trường đó, em phải xin phép và được sự đồng ý của trường. Ngoài ra, mỗi trường còn có những quy định riêng về vấn đề này như bắt bồi thường học phí của năm trước, công nhận điểm của những học phần đã học. Em cần hỏi cụ thể tại phòng đào tạo của trường mình.

* Em xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không? (KHÂU THÀNH, 19 tuổi, runtoyou_andsmile@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Ngành công nghệ thực phẩm hiện thuộc khoa hóa của Đại học Bách khoa sẽ dạy em về các lĩnh vực chế biến và bảo quản, nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Đổi mới công nghệ chế biến trà, cà phê..., cơ sở đông lạnh và chế biến thủy hải sản, phát triển công nghệ chế biến thịt cá, sữa, đồ hộp, rau quả, nước giải khát, rượu bia… cơ hội làm việc như em thấy là rất cao. Cơ hội thực tập tại các nhà máy quanh khu vực TP.HCM rất nhiều.

Để làm việc tốt thì chắc chắn phải có sức khỏe tốt nhưng không cần đặc biệt gì hơn các ngành khác.

* Cho em hỏi về các ngành y dược, kỹ thuật công nghệ, ngành nào điểm chuẩn thấp nhất? Và thường năm lấy bao nhiêu điểm (TRẦN HỮU HÒA, 19 tuổi, tinhbancuatoi_7602_11b1@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Theo thống kê mấy năm gần đây, điểm trúng tuyển của các ngành y, dược luôn ở nhóm cao nhất. Điểm trúng tuyển của các ngành kỹ thuật công nghệ trải rất rộng tùy thuộc vào từng ngành. Em nên tham khảo thông tin về điểm trúng tuyển của các trường những năm trước trên trang web của báo Tuổi Trẻ, Bộ GD-ĐT cũng như của những trường mà em quan tâm.

* Em đang theo học trung cấp ngành dược. Sau này tốt nghiệp em có thể xin làm việc ở các bệnh viện không? Em có thể học liên thông lên ĐH ở Trường ĐH Y dược TP.HCM hay không? (NGUYEN HUU HUNG, 20 tuổi, josmanhpham@...)

- PGS.TS. HUỲNH VĂN HÓA: Dược sĩ trung học ra trường làm việc tại khoa dược bệnh viện, xí nghiệp sản xuất dược phẩm, nhà thuốc...

Muốn thi để học liên thông đại học, theo hướng dẫn năm 2009, bạn phải có thâm niên hành nghề đủ 36 tháng, sau đó dự kỳ thi tuyển sinh do trường tổ chức hằng năm vào khoảng tháng 7, thi ba môn: toán, hóa và chuyên môn. Nếu bạn làm việc tại TP.HCM thì phải làm việc trong khu vực sản xuất thì mới được dự thi. Học tập trung trong 4 năm, khi tốt nghiệp nhận bằng dược sĩ đại học.

* Em hiện đang học lớp 12. Hiện em đang có một số thắc mắc xin hỏi thầy Nguyễn Thanh Nam: Em muốn thi ngành công nghệ vật liệu ở Trường Bách khoa TP.HCM hoặc ngành khoa học vật liệu KHTN TP.HCM.

Cho em hỏi 2 ngành này ở 2 trường có khác nhau gì không mà sao lại đặt tên khác nhau? Học ngành vật liệu cơ hội có việc làm như thế nào? Em nghe nói ngành này chỉ phát triển ở nước tiên tiến còn ở nước ta cơ hội có việc còn khó khăn phải không? Mong thầy giải thích giúp em. (VŨ XUÂN THÔNG, 18 tuổi, a_90_mit_dachi@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Khác biệt trước tiên là về bằng cấp bách khoa cấp bằng kỹ sư còn KHTN là bằng cử nhân. Việc này cho bạn biết là tại bách khoa sẽ đào tạo nặng hơn về công nghệ, kỹ thuật. Hiện tại khoa CN vật liệu của Bách khoa có ba ngành vật liệu là kim loại và hợp kim, polyme (nhựa, chất dẻo) và silicat (gốm sứ, ximăng).

Các ngành này hiện đều có nhu cầu đào tạo nhân lực rất lớn.

* Kính thưa TS Huỳnh Văn Hóa, em muốn học ngành dược nhưng không đủ khả năng đậu vào ngành này, em muốn đăng ký thi vào khoa xét nghiệm của trường. Em nghe nói trường có tuyển văn bằng hai ngành dược, vậy liệu nếu tốt nghiệp đại học ngành xét nghiệm thì em có thể dự thi văn bằng 2 ngành dược được không ? (LÊ NGUYỄN PHƯƠNG KỲ, 18 tuổi, romeo_love_story@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Hiện nay dược sĩ văn bằng 2 chỉ tuyển từ các đối tượng đã tốt nghiệp hệ chính quy bác sĩ, cử nhân ngành hóa hoặc sinh. Chưa nhận các ngành khác.

* Kính thưa TS Nguyễn Thanh Nam. Em đang băn khoăn không biết nên học ngành nào của Trường ĐH Bách khoa. Em muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, em không biết ngành này ra trường sẽ làm được gì và triển vọng của ngành trong tương lai? Kính mong TS hãy giúp em hiểu rõ về ngành này cũng như cơ hội việc làm về ngành này. Em xin cảm ơn. (PHẠM NGỌC TÚ CHÂU, 19 tuổi, lenguyenkynguyen@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Em xem thêm câu tôi vừa trả lời phía trên, thông tin thêm về ngành nghề em có thể coi trên trang tuyển sinh của phòng đào tạo http://www.aao.hcmut.edu.vn/tuyen_sinh/ hay trang tư vấn tuyển sinh http://www.bktphcm.net/tuyensinh/ hoặc trên trang web của khoa hóa.

* Các thầy cô tư vấn giúp em. Năm nay em thi đại học nhưng chưa biết tìm trường nào cho phù hợp. Em học trung bình, khối A (LÊ THỊ HƯỜNG, 18 tuổi, meo_con_nho_em@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Trước hết, em cần xác định xem mình có thế mạnh gì và thấy yêu thích công việc gì thì mới tìm được ngành học hay trường phù hợp với mình. Em cần tham khảo ý kiến bạn bè, người thân hoặc vào các trang web của báo Tuổi Trẻ và trang "chọn ngành nghề" của Đại học Quốc gia TP.HCM, trong đó có một phần trắc nghiệm để giúp em xác định được ngành nghề phù hợp với mình. Sau đó tìm hiểu thông tin về các ngành trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học mà Bộ GD-ĐT sắp ban hành, cũng như trên các phương tiện thông tin truyền thông để có thêm cơ sở chọn được ngành phù hợp. Chúc em thành công.

* Con trai tôi đang muốn thi vào Đại học Dược TP.HCM, vậy cháu phải dự thi khối nào? Cháu học các môn toán lý hóa đều trên 9.0 nhưng môn sinh thì không xuất sắc lắm. Vậy cháu có thể thi vào đại học dược khối A thì có chuyên ngành nào không? Xin cám ơn (NGUYỄN THỊ HƯƠNG, 40 tuổi, huongthinguyen@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Đại học Y dược TP.HCM chỉ tuyển khối B. Đại học Dược Hà Nội nhận thí sinh khối A.

* Cho em hỏi ngành điện - điện tử và ngành cơ điện tử khác nhau như thế nào. Trường nào đào tạo ngành nghề này. Cơ hội và vị trí làm việc của 2 ngành này sau khi tốt nghiệp? (NGUYỄN QUỐC AN, 18 tuổi, i.skate_qh_1991@...)

- ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG, phó trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM: Ngành điện tử của trường hiện nay chuyên đào tạo kỹ sư công nghệ về lĩnh vực điện tử, phần cứng thiết bị điện tử dùng trong công nghiệp. Ngành Cơ điện tử thì cũng đào tạo kỹ sư công nghệ trong cả 2 lĩnh vực là bao gồm những kiến thức về cơ khí, hệ thống cơ khí và các kiến thức về điện tử ứng dụng trong các ngành công nghiệp.

Đối với ngành điện tử sau khi tốt nghiệp em có thể làm việc tại các công ty trong lĩnh vực điện tử như Intel Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Samsung ...

Đối với ngành cơ điện tử sau khi ra trường có thể làm việc ở những vị trí trong các lĩnh việc về điện tử, cơ khí ...

Chúc em sẽ có được sự lựa chọn phù hợp.

* Cho em hỏi ngành công nghệ vật liệu của ĐH Bách Khoa đào tạo những gì? Triển vọng của ngành này như thế nào và nếu học xong chương trình của ngành này em có thể học tiếp về công nghệ hóa học của trường ĐH Bách Khoa được không ạ? (NGUYỄN SĨ MẠNH, 19 tuổi, boyclever_2002@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Kỹ sư tốt nghiệp khoa công nghệ vật liệu ĐHBK có khả năng công tác ở các công ty sản xuất, gia công vật liệu phục vụ các ngành công nghiệp khác như luyện cán thép, gốm sứ, nhựa, cao su, vật liệu xây dựng, vật liệu trang trí nội thất…; các công ty chế tạo vật tư và thiết bị dân dụng, thiết bị công nghiệp hoặc các đơn vị bảo dưỡng, sản xuất phụ tùng thay thế cho các thiết bị công nông ngư nghiệp; các cơ quan đào tạo và nghiên cứu khoa học như Trường, Viện về lĩnh vực khoa học và công nghệ vật liệu, cơ quan quản lý và kiểm định chất lượng nguyên vật liệu…

Việc học tiếp thêm một ngành thứ hai tại Trường ĐHBK là hoàn toàn rộng mở cho tất cả sinh viên. Em không phải thi lại đầu vào và có thể bắt đầu học các môn của bằng thứ hai ngay khi đang học bằng 1 (tự do đăng ký môn học vì là đào tạo theo tín chỉ).

* Em 20 tuổi, hiện đang học bổ túc văn hoá, em muốn thi vào khoa điện tử viễn thông của Trường đại học giao thông vận tải TP.HCM có được không và nếu được thì em phải làm như thế nào? (NGUYỄN HỮU VIỆT, 20 tuổi, tinhmai_vungben@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Chuyên ngành điện tử viễn thông của trường Đại học GTVT TP. HCM thường có điểm trúng tuyển trên 16 điểm, nếu em lượng sức mình đủ khả năng đạt mức điểm này thì hãy đăng ký dự thi vào ngành này. Em phải làm hồ sơ đăng ký dự thi theo hướng dẫn chung của Bộ GD&ĐT và của trường mà em đang học trong thời hạn quy định.

* Cho em hỏi ngành xây dựng công trình thủy và ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp, ngành cầu đường khả năng xin việc như thế nào? Ngành nào dễ kiếm tiền nhất? (NGUYEN VAN A, 18 tuổi, ncthuc6111@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Khả năng xin việc của các ngành này đều rất tốt do nước ta, đặc biệt là phía Nam, đang có rất nhiều công trình, dự án về xây dựng. Khi đã có việc làm thì em sẽ có thu nhập, mức độ thu nhập cao hay thấp còn tùy thuộc vào năng lực làm việc của mỗi người.

* Thưa Th.S Nguyễn Văn Long Giang, em thấy Trường Sư phạm Kỹ Thuật có đào tạo ngành công nghệ thực phẩm, nhưng bên cạnh đó em cũng thấy có rất nhiều trường đào tạo ngành này .Vậy thỉ xin thạc sĩ cho em hỏi chương trình đào tạo ngành này của trường có gì khác không so với các trường khác? Và hiện tại thì SV ngành này của trường có nhiều cơ hội việc làm không? (PHẠM VŨ HUY HOÀNG, 18 tuổi, huyhoang9009@...)

Phóng to
Th.S Nguyễn Văn Long Giang, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, đang trả lời trực tuyến - Ảnh: N.C.Thành
- ThS. NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Hiện nay ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM là trường đào tạo theo hướng công nghệ, khác với các trường khác đào tạo theo hướng hàn lâm, cho nên hiện nay sinh viên của trường tốt nghiệp ngày càng đáp ứng được nhu cầu của các công ty, xí nghiệp.

* Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp có triển vọng như thế nào, điểm chuẩn dao động bao nhiêu? (NGUYEN VAN MINH, 18 tuổi, bich_zero@...)

- TS. NGUYỄN VĂN THƯ: Ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp hiện nay đang cần rất nhiều nhân lực do hiện nay nước ta đang có rất nhiều công trình và dự án về xây dựng liên quan. Điểm trúng tuyển vào ngành này là khác nhau ở mỗi trường, tại Trường đại học GTVT TP. HCM các năm vừa qua dao động trong khoảng từ 17 đến 19 điểm.

* Thưa thầy, em rất thích ngành kỹ thuật hàng không của Đại học Bách Khoa TP.HCM. Học lực của em đạt loại khá. Em xin hỏi liệu em có đủ sức theo học ngành này không? Nếu em học thì sau khi tốt nghiệp em có dễ dàng xin việc không? Và với tấm bằng kỹ sư mới ra trường thì lương của em là bao nhiêu? (NGUYỄN ĐỨC THỊNH, 18 tuổi, tw2_s6x_nin9_269@...)

- TS. NGUYỄN THANH NAM: Em hoàn toàn có thể chọn khoa KT Giao thông (QSB-126), trong đó có ngành Hàng không. Nếu kết quả thi cao và học lực tốt thì còn có thể đăng ký vào lớp Kỹ sư Chất lượng cao Việt Pháp trong đó cũng có mở ngành Hàng Không. Kỹ sư Hàng không có kiến thức, kỹ năng thiết kế, tính toán, tổ chức và điều hành hệ thống sản xuất, khai thác ở lĩnh vực hàng không.

Ngành àng không của Bách Khoa có mối liên hệ chặt chẽ với trường hàng không của Pháp và các cơ sở hàng không tại khu vực phía Nam nên em có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ngay từ khi đang học tại trường. Lương khi ra trường sẽ tùy thuộc vào vị trí em được tuyển dụng và tôi nghĩ là không thấp. Về điều này em có thể vào diễn đàn của sinh viên bách khoa - các anh chị sinh viên và cựu sinh viên có mở nhiều chủ đề bàn luận về lương bổng khi ra trường.

* Em được biết năm 2009 trường ĐHYD TP.HCM có mở ngành Bác sĩ Nhi khoa. Nhưng sau đó ngành này lại tuyển từ số thí sinh trúng tuyển vào ngành Bác sĩ Đa khoa của trường có nguyện vọng theo học.

Cho em hỏi kỳ thi tuyển sinh năm nay trường có tuyển ngành Bác sĩ Nhi khoa với mã ngành cụ thể không? Nếu có thì sự khác biệt cơ bản về việc làm sau này giữa ngành Bác sĩ Nhi khoa và ngành Bác sĩ Đa khoa? Và nếu tốt nghiệp Bác sĩ Đa khoa thì có thể học tiếp tục để lấy thêm bằng Bác sĩ khác được không? (Ví dụ Bác sĩ Nhi khoa, Răng Hàm Mặt, Y học cổ tryền, y học dự phòng...) (NGUYỄN THANH LONG, 20 tuổi, thanhlong789@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Trường chưa có mã ngành riêng cho bác sĩ Nhi khoa. Do đề nghị của Bộ Y tế, năm 2009 trường có tuyển đào tạo BS nhi khoa từ thí sinh trúng tuyển vào BS đa khoa.

Mặt khác, bác sĩ đa khoa sau này khi học lên chuyên khoa sẽ có các ngành về nội, ngoại , sản, nhi...

Trên nguyên tắc chương trình đào tạo BS sẽ học chung phần y cơ bản và y cơ sở (4 năm đầu) nên từ bác sĩ đa khoa có thể học thêm các ngành BS khác. Tuy nhiên hiện nay chưa cho có quy định liên thông ngang như vậy, trừ ngành dược sĩ văn bằng 2 có tuyển từ đối tượng là BS (các ngành).

* Con tôi năm nay có ý định thi vào Trường ĐH bách khoa khoa CNTT, tôi không biết năm nay chỉ tiêu lấy bao nhiêu và ngành học này có dễ thi vào hay không. (NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG, 44 tuổi, thuhuong301067@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Chỉ tiêu ngành QSB-106 vẫn giữ là 330 (số gọi nhập học thường khoảng 400) - đây là ngành rất hấp dẫn của ĐHBK thu hút rất nhiều học sinh giỏi và thường có điểm chuẩn vào hàng cao nhất. Phụ huynh và học sinh có thể tìm thấy điểm chuẩn của các kỳ tuyển sinh trước đây (từ 1999) trên trang tuyển sinh của phòng đào tạo.

* Nghe nói Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM chỉ ưu tiên tuyển nam, có đúng không? Nữ có thể học ngành nào, điểm chuẩn có cao không? (THANH TRÚC, nhansu304@...)

Phóng to
TS Nguyễn Văn Thư, phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, trả lời trực tuyến bạn đọc - Ảnh: N.C.Thành
- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Chỉ có 2 ngành đi biển (điều khiển tàu biển và khai thác máy tàu thủy) là chỉ tuyển nam còn các ngành khác đều tuyển nữ. Như vậy nữ có thể học với 20 ngành còn lại của trường, tuy nhiên các ngành kinh tế phù hợp với nữ hơn. Điểm chuẩn của mỗi ngành có khác nhau, em có thể tham khảo thêm trong mục "tuyển sinh" trên trang web của trường: www.hcmutrans.edu.vn.

* Em muốn được đặt câu hỏi với các thầy về ngành công nghệ thực phẩm. Em nghe người ta nói ngành này chỉ phù hợp với nữ và con trai thì không nên theo học ngành này, người ta còn bảo học ngành này chẳng có tương lai, khả năng xin việc làm rất thấp. Xin các thầy cho biết thêm thông tin về ngành này cũng như cho em hỏi học ngành này có khó xin việc không? (ĐINH HUY BẢO, 18 tuổi, bao89@...)

- ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Hiện nay ngành công nghệ thực phẩm có rất nhiều sinh viên theo học. Số lượng sinh viên nam theo học ngành này chiếm tỉ lệ khá lớn. Cơ hội việc làm cũng khá tốt do hiện nay ngành chế biến thực phẩm ngày càng phát triển và cơ hội xuất khẩu rất lớn. Tuy nhiên, có rất nhiều ngành nghề khác tại trường em có thể lựa chọn phù hợp với nam giới như: công nghệ ôtô, cơ khí chế tạo máy, xây dựng dân dụng & công nghiệp ... em nên liên hệ địa chỉ web: www.hcmute.edu.vn để có thêm những thông tin về các ngành học để em lựa chọn. Chúc em thành công.

* Thưa TS Nguyễn Thanh Nam, xinhỏi là hiện nay em đang sinh viên năm 1 học ngành CNTT một trường đại học chính quy theo dạng niên chế. Vậy nếu năm nay em thi lại vào khoa CNTT của Trường ĐH bách khoa thì những môn em đã học qua rồi ở trường cũ có được miễn học tại trường bách khoa không ạ? Em xin cám ơn (LÊ CÔNG DANH, 19 tuổi, kenin1209@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Hiện nay quy chế chung không cho phép chuyển trường do đó em thuộc diện tự ý bỏ học trường cũ nên kết quả học cũ nhìn chung cũng không được công nhận khi học lại tại trường ĐHBK.

* Học ngành môi trường sau này sẽ làm gì? (fk, 19 tuổi, goldenegle1988@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Khoa môi trường ĐHBK hiện có hai ngành kỹ thuật môi trường và quản lý công nghệ môi trường.

Ngành kỹ thuật môi trường: trang bị kiến thức về hệ thống cấp thoát nước, an toàn và vệ sinh công nghiệp; kỹ thuật kiểm soát ô nhiễm nước thải, khí thải và chất thải rắn. Kỹ sư ngành kỹ thuật môi trường có thể đảm nhiệm các công việc về thiết kế, thi công, giám sát thi công các công trình xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn

Ngành quản lý công nghệ môi trường: trang bị kiến thức cơ bản về quản lý tài nguyên thiên nhiên (nước, rừng và đất), quản lý môi trường đô thị (khí, nước thải và chất thải rắn), quản lý khu công nghiệp. Kỹ sư quản lý môi trường có thể làm việc tại các cơ quan xí nghiệp, công ty, các cơ quan quản lý mơi trường cấp quận huyện trở lên và là người phụ trách công tác quản lý mơi trường tại cơ quan đó

Như em thấy cơ hội việc làm là rất lớn. Chúc em có quyết định ngay để tham gia ngành mũi nhọn này.

* Cho em hỏi năm nay Trường ĐHYD TP.HCM có đào tạo hệ đại học chính quy theo địa chỉ sử dụng không? Nếu có thì cho em hỏi cách thức, điều kiện để xin xét tuyển vào học hệ này?

* Nếu em thi vào ngành bác sĩ đa khoa của trường, đạt điểm cao. Nhưng vẫn không trúng tuyển, thì em có thể xin theo học hệ đào tạo theo địa chỉ những ngành nào? Cho em hỏi thêm hệ ngoài ngân sách của trường xét tuyển theo phương thức như thế nào? Em xin chân thành cảm ơn! (NGUYỄN THẢO MINH, 19 tuổi, bongbong_thaominh@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Đại học Y dược TPHCM có tuyển sinh một số ngành theo địa chỉ theo nguyên tắc:

- Thí sinh (KV2 nông thôn) phải có điểm liền kề với điểm chuẩn được tuyển của ngành đã đăng ký. Số lượng tuyển cho từng địa phương tùy theo chỉ tiêu và tùy theo nhu cầu của các địa phương

- UBND tỉnh có văn bản đề nghị từ trước khi thi và ký hợp đồng với nhà trường. Kinh phí đào tạo do địa phương trả.

Chưa tuyển dạng tự do và không có hệ ngoài ngân sách.

* Cho em hỏi điểm khác nhau giữa các ngành sư phạm và ngoài sư phạm ở trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM (về chương trình, thời gian, điểm chuẩn...). Học ngành ngoài sư phạm có thể đi dạy được không và ngược lại, học sư phạm có đủ trình độ làm các công việc khác ngoài ngành giáo dục? (TẤN TÀI, tainguyentan@...)

- ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Hiện nay trường có 2 chương trình đào tạo: đào tạo kỹ sư theo hướng công nghệ (cấp bằng kỹ sư công nghệ) và đào tạo giáo viên giảng dạy các ngành kỹ thuật (cấp bằng kỹ sư công nghệ và chứng chỉ sư phạm bậc 2) có thể đi làm tại các công ty hoặc đi dạy tại các trường kỹ thuật.

Chương trình đào tạo kỹ sư công nghệ cho tất cả các ngành khoảng 180 - 185 tín chỉ (học trong 4 năm)

Chương trình đào tạo giáo viên kỹ thuật 205 - 210 tín chỉ (4,5 năm)

http://www.hcmute.edu.vn/tuyensinh/default.asp hãy vào đây để tham khảo điểm chuẩn của các ngành.

Chúc em thành công.

* Em chào các thầy! Thầy cho em hỏi trong quyển tuyển sinh đại học thì Trường đại học Y dược TP.HCM có ngành học trong hệ cử nhân đại học đào tạo 4 năm là: gây mê hồi sức và nghành điều dưỡng tách biệt nhau. Nhưng khi cấp bằng cho tân cử nhân ngành gây mê hồi sức thì trên bằng lại là bằng cử nhân điều dưỡng, chuyên nghành gây mê hồi sức. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến việc phân công công tác sau này. Em mong các thầy hãy tư vấn giúp em về vấn đề này.em xin cảm ơn (NGUYỄN THỊ TÚ TRÂM, 22 tuổi, cobonla88@...)

Phóng to
PGS.TS Huỳnh Văn Hóa, phó trưởng phòng đào tạo ĐH Y Dược TP.HCM, giải đáp thắc mắc của bạn đọc - Ảnh: N.C.Thành
- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Trường có hai ngành là điều dưỡng và kỹ thuật y học. Ngành điều dưỡng có các chuyên ngành là gây mê hồi sức, điều dưỡng, hộ sinh. Văn bằng ghi như vậy là đúng.

Bạn an tâm. Không có ảnh hưởng vì về việc công tác sau này.

* Làm ơn giải đáp giùm em hai câu hỏi sau: 1) Cơ hội học tiếp tục (sau đại học) của ngành Xây dựng ĐH Bách Khoa như thế nào? 2) Trường ĐH Bách Khoa có ký túc xá cho sinh viên hay không. Điều kiện nào để được vào ở? Thành thật cảm ơn (TRẦN QUANG ĐĂNG, 18 tuổi, tranminhthanh66@...)

- TS NGUYỄN THÀNH NAM: Xây dựng là một ngành lớn có truyền thống lâu đời của ĐHBK - tất nhiên cơ hội học lên là rất rộng. Sinh viên tốt nghiệp có thể học lên thạc sĩ và tiến sĩ ngay tại trường ĐHBK hoặc tìm kiếm các học bổng để theo học ngành xây dựng (Civil Engineering) tại các đại học ở khắp nơi trên thế giới.

Về ký túc xá, ĐHBK là thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM nên sinh viên được ở trong các KTX của ĐHQG tại Thủ Đức, Dĩ An. Ngoài ra trường còn có một KTX rất đẹp gần cơ sở chính của trường tại quận 10. Các KTX này đều ưu tiên cho sinh viên diện chính sách trước sau đó mới xét tới SV bình thường. Ngoài ra hiện có rất nhiều dự án KTX xã hội hóa để phục vụ cho sinh viên... em có thể tìm hiểu thêm theo các hướng dẫn trong giấy báo trúng tuyển vào trường.

* Cho em hỏi Trường ĐH GTVT TP HCM có ngành thiết bị năng lượng tàu thủy là ngành gì, ran trường làm việc ở đâu? (BUI HY VONG, 18 tuổi, banthichdua@...)

- TS NGUYEN VAN THƯ: Ngành thiết bị năng lượng tàu thủy đào tạo những kỹ sư có khả năng tính toán, thiết kế, bố trí và vận hành các thiết bị máy móc trên tàu biển và công trình nổi như dàn khoan, các kho nổi trên biển v.v Em có thể xem chi tiết trong mục "Chuẩn đầu ra" của ngành này trên trang web của trường: www.hcmutrans.edu.vn. Khi ra trường em có thể làm việc tại các nhà máy đóng tàu và đóng dàn khoan cũng như trên các tàu biển và kho nổi dàn khoan biển.

* Thưa thầy, con được biết là Trường ĐH Y dược TP.HCM có tuyển ngành hộ sinh (hệ cử nhân), vậy cho con hỏi nữ hộ sinh hệ cử nhân khác với nữ hộ sinh hệ trung cấp như thế nào? Nếu học hệ cử nhân ra trường làm việc có giống như học hệ trung cấp? Con xin cảm ơn! (TRẦN SƯƠNG ÁNH XUÂN, 17 tuổi, anhxuan1992...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Hộ sinh trung cấp được đào tạo trong 2 năm. Cử nhận hộ sinh được đào tạo trong 4 năm. Hộ sinh trung cấp sau khi công tác 3 năm có thể thi liên thông lên bậc cử nhân. Như vậy hộ sinh trung cấp là người hổ trợ chuyên môn cho cử nhân hộ sinh.

* Theo em biết, ngành công nghệ hóa thực phẩm của ĐH Bách khoa có rất nhiều ngành nhỏ, trong đó có hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa lý, hóa thiết bị, hóa dầu, hóa thực phẩm, công nghệ sinh. Và việc phân ngành còn phụ thuộc vào học lực của mình. Em không biết rõ hết các ngành của khoa này. Ví dụ: nội dung học, đầu ra thế nào... (LÊ MINH HIỀN, 18 tuổi, kim_tu_thap_lung_danh@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Theo chương trình đào tạo mới, sinh viên khoa hóa học chung ba học kỳ mới phân về ngành KT hóa học. Trong ngành KT hóa học sẽ học chung rất nhiều, phần riêng sẽ chỉ chiếm khoảng hai học kỳ mà thôi.

Chương trình đào tạo và đầu ra của chương trình học sinh và quý vị phụ huynh có thể xem chi tiết trên trang web của phòng đào tạo tại http://www.aao.hcmut.edu.vn/docs/ctdt_cdr.html

* Em muốn hỏi Trường đại học Sư phạm kỹ thuật TP.HCM tuyển sinh khối K. Và em được biết năm vừa rồi trường có quy chế tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi. Năm nay trường còn quy chế tuyển sinh này?

Em tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi ngành cơ khí năm 2009 có được tuyển thẳng không? Chỉ tiêu tuyển thẳng và quy trình xét tuyển được quy định như thế nào? (ĐÀO DUY HẬN, 22 tuổi, duyhanck2cntp@...)

- ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Theo quy chế tuyển sinh khối K:

- Đối với khối K 3/7: chỉ tuyển thẳng những thí sinh đoạt giải thi tay nghề quốc gia, Asian hoặc quốc tế.

- Đối với khối K (cao đẳng chuyển tiếp): Tốt nghiệp cao đẳng loại giỏi phù hợp với khối ngành đào tại tại trường. Như vậy trường hợp của em là có khả năng được tuyển thẳng vào ngành cơ khí của trường. Em liên hệ phòng quản lý học sinh sinh viên để biết thêm thông tin.

* Em vừa tốt nghiệp lớp YS y học cổ truyền ĐHYD TPHCM, nay em muốn học chuyên tu lên bác sĩ y học cổ truyền thì cần những điều kiện gì? Liên hệ những nơi nào? Xin hướng dẫn cho em. Thành thật cảm ơn. (NGUYỄN THỊ THANH TRÀ, 21 tuổi, Tothikimquy@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Theo quy định hiện nay, bạn phải hành nghề trong ba năm mới được phép dự thi hệ liên thông tập trung bốn năm để lấy bằng BS YHCT.

Hằng năm vào khoảng tháng 4 trường sẽ có công văn gửi về các sở y tế. bạn cũng có thể xem trên website của ĐH Y dược.

* Cho em hỏi điểm vào ngành công nghệ hóa học các năm có cao không? (NGUYEN TRUNG KIEN, 19 tuổi, kieprongchoi777@...)

- TS NGUYEN THANH NAM: Toàn bộ điểm chuẩn vào từng ngành của trường ĐHBK ghi theo từng năm thí sinh có thể tìm thấy tại http://www.aao.hcmut.edu.vn/tuyen_sinh/index.html

* Cho em hỏi ngành thiết kế thời trang của Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM đào tạo chuyên về thiết kế hay công nghệ may? Đề thi môn vẽ như thế nào? Cho em một vài ví dụ về đề thi? (HOÀNG LAN, lan2010@...)

- ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Ngành thiết kế thời trang của trường hiện đào tạo chuyên ngành về thiết kế thời trang. Đề thi môn vẽ thông thường là về vẽ trang trí sản phẩm, vật thể ...

Em liên hệ trung tâm luyện thi của trường để biết thêm chi tiết: 1 Võ Văn Ngân ,Thủ Đức, TP.HCM.

* Hiện em đang phân vân không biết có nên thi vào ĐH Y dược TPHCM hay không? Bởi lẽ bản thân em rất thích và học giỏi môn sinh, toán. Nhưng môn hóa em chưa tự tin lắm. Như vậy em có nên đăng ký thi hay không?

Mặt khác, em xin hỏi giữa ngành dược và răng - hàm - mặt, ngành nào có triển vọng việc làm nhiều hơn trong tương lai? (LÊ NGUYỄN PHÚ QUÝ, 18 tuổi, cachep4mat_1992@...)

- PGS TS HUỲNH VĂN HÓA: Chọn ngành dược hay RHM tùy sở thích của bạn. Hiện nay cả hai ngành đều dễ tìm việc làm.

Nếu thi không đậu bạn có thể sử dụng phiếu điểm (bảng chính) để xin xét tuyển hệ trung cấp tùy ngành nào bạn thích. Điểm xét tuyển dựa vào điểm môn toán và môn sinh (vào tháng 9, trường có thông báo riêng). Sau này có thể thi học tiếp lên bậc đại học. Tuy nhiên do ngành dược đáng "hot" nên điểm chuẩn cao nhất so với các ngành khác (hệ trung cấp).

* Em muốn biết những kỹ năng cần thiết để có thể học tốt những ngành kỹ thuật. Ngoài những kiến thức ở trường phổ thông có cần phải thêm kỹ năng khác? Như muốn thi vào khoa CNTT của trường đại học BK thì có cần phải biết trước những kỹ năng lập trình hay không? (HOÀNG TRUNG HIẾU, 18 tuổi, hoangtrunghieupious@...)

- TS NGUYỄN THANH NAM: Để học kỹ thuật thì sinh viên cần có tư duy logic tốt, học toán giỏi là một lợi thế lớn. Yêu thích đam mê nghề nghiệp là cơ sở để học tốt và thành đạt, việc này có thể xác định qua việc tìm hiểu kỹ lưỡng về ngành nghề mình chọn.

Riêng về CNTT càng cần về tư duy logic và sực cẩn thận nghiêm túc trong công việc - học và biết về lập trình phần nào giúp em rèn luyện trước những kỹ năng này. Nếu giỏi về lập trình thì em có thuận lợi hơn, tuy nhiên nếu chưa biết thì cũng không phải là cản trở lớn vì em sẽ có thời gian để làm quen và học những kỹ năng này ở trường đại học.

* Xin cho hỏi thông tin các ngành mới của Trường ĐH Giao thông vận tải cơ sở 2? (THAI HOANG DUNG, 18 tuổi, hoang_tu22392)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Năm nay Trường đại học GTVT cơ sở 2 không mở thêm ngành nào mới. Thông tin cụ thể em có thể xem trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng do Bộ GD&ĐT sắp phát hành.

* Em là thí sinh tự do đang ở TP.HCM. Năm nay em dự định thi vào Trường ĐH Y dược TP.HCM. Em có thể nộp hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại trường, đặc biệt em muốn đuợc nhận giấy báo dự thi, kết quả thi ĐH ngay tại ĐH Y dược TP.HCM đuợc không? (vì truờng gần nơi đi làm của em). Nếu được thì khi khai báo trên giấy đăng ký dự thi có mục nào em cần lưu ý? (TUẤN HÙNG, 20 tuổi, vuong_vo123@...)

- PGS TS HUỲNH VĂN HÓA: Được, bạn nộp theo thời gian quy định của Bộ GD-ĐT.

* Em muốn nguyện vọng 1 đăng ký thi trường ĐH Kiến trúc TP.HCM nhưng em có thể sử dụng nhiều hồ sơ để đăng ký cùng một ngành nhưng nhiều trường được không? Như vậy trong quá trình thi em sẽ thi ở trường ĐH Kiến trúc, sau khi nhận được kết quả thi nhưng không trúng tuyển ở trường đại học này thì em có được quyền lấy số điểm đó xét qua trường đại học cùng ngành đăng ký lúc đầu? (PHẠM HOÀI, 18 tuổi, hoair@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Em có thể nộp nhiều hồ sơ để đăng ký thi vào cùng một ngành ở nhiều trường khác nhau, nhưng cần lưu ý nếu lịch thi trùng nhau thì em chỉ thi được ở một trường mà thôi. Nếu em chọn thi tại trường ĐH Kiến trúc TPHCM và không may không trúng tuyển và có điểm thi cao hơn điểm sàn thì em được cấp hai giấy báo điểm và dùng các giấy này để xin xét tuyển vào cùng ngành ở các trường khác, nếu những trường này có xét tuyển NV2, 3.

* Năm nay em thi lại đại học khối A, muốn thi vào Trường đại học Nha Trang khoa điều khiển tàu biển mới có năm nay. Với học lực trung bình, em có nên thi vào trường này? (HOÀNG VĂN ANH, 21 tuổi, meo_con_nho_em@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Khả năng điểm trúng tuyển ngành này sẽ thấp vì ngay ngành này tại Trường đại học GTVT TP.HCM đã được mở từ lâu nhưng điểm trúng tuyển cũng khá thấp. Tuy nhiên, do ngành hàng hải không chỉ đòi hỏi bằng kỹ sư mà còn đòi hỏi phải có rất nhiều chứng chỉ khác theo các công ước quốc tế, nên nhiều khả năng sau khi tốt nghiệp trường này em vẫn phải vào các trung tâm huấn luyện của các Trường đại học Hàng hải hoặc Đại học GTVT TP.HCM để học thêm trước khi được làm việc trên các tàu biển.

* Thi vào ngành xây dựng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM thì ngành phải chọn ngành cụ thể hay học rồi mới phân ngành thủy lợi - dân dụng - cầu đường - cảng biển riêng? (TRUONG NGOC DUNG, 20 tuổi, dunghaugiang@)

- Ts.NGUYEN THANH NAM: Em học ba học kỳ rồi mới phân ngành. Việc phân ngành sẽ căn cứ theo nguyện vọng của sinh viên và điểm học năm nhất tại trường.

* Năm nay em muốn thi ĐH ngành xây dựng dân dụng và công nghiêp nhưng em học ngành này ra trường không có việc làm. Vậy theo kinh nghiệm của thầy, học ngành này ra trường thì khả năng có việc làm cao không, làm ở những đâu? (PHẠM VŨ ĐÌNH PHÁT, 17 tuổi, phamvudinhphat@...)

- TS NGUYỄN VĂN THƯ: Kỹ sư xây dựng dân dụng có khả năng thiết kế kết cấu, thi công các công trình dân dụng gồm nhà ở, cao ốc văn phòng và các công trình công nghiệp như các nhà máy, xí nghiệp, nhà kho... Nhu cầu nhân lực về ngành này rất nhiều vì như em thấy, các công trình xây dựng đang được triển khai ở mọi nơi trên cả nước kể cả địa phương em.

* Năm nay em muốn thi vào ngành cơ điện tử của Trường đại học Sư phạm kỹ thuật nhưng còn rất mơ hồ về cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành này, mong thầy giải thích thêm cho em. Nghe nói trường có trung tâm đào tạo chất lượng cao dành cho những thí sinh không đậu nguyện vọng 1 nhưng có điểm thi từ 15 trở lên nhưng học phí rất cao, cụ thể là như thế nào? (ĐẠT THỊNH, 19 tuổi, Changnui_datthinh@...)

-Th.S NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Ngành cơ điện tử đào tạo những kiến thức chung về hệ thống cơ khí, chế tạo máy, hệ thống thiết bị điện tử ứng dụng điều khiển trong cơ khí. Sau khi tốt nghiệp ngành này em có thể làm việc tốt trong các nhà máy, xí nghiệp trong lĩnh vực cơ khí, điều khiển cơ khí...

Nhà trường có trung tâm chất lượng cao, đây là trung tâm ứng dụng các phương pháp giảng dạy mới, trang thiết bị tiện nghi, tạo điều kiện tốt nhất cho người học.

Điều kiện tuyển sinh là những sinh viên không trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng có số điểm bằng với điểm chuẩn các ngành đào tạo thì có thể nộp đơn xét tuyển vào các lớp CLC của trường.

Học phí CLC hiện nay khoảng 10 triệu đồng/năm.

* Năm nay em muốn thi vào ĐH Y dược ngành dược sĩ. Nếu thi không đậu thì có thể học trung cấp tại trường, sau đó học liên thông lên đại học được không? (VO THUY MINH TRANG, 18 tuổi, pupuchacha34@...)

- PGS.TS HUỲNH VĂN HÓA: Được. Tuy nhiên, cần lưu ý điểm chuẩn xét tuyển DS trung học (tổng môn toán và môn sinh) thường cao nhất so với các ngành khác. Năm rồi tổng điểm hai môn là 9 điểm. Điều kiên dự thi để học liên thông, bạn xem các câu trả lời vừa rồi.

* Ngành thiết kế máy của ĐH Sư phạm kỹ thuật đào tạo như thế nào? (LE TRONG TAN, 20 tuổi, changtraiphienmuon020788@)

-ThS NGUYỄN VĂN LONG GIANG: Ngành này đào tạo ra những kỹ sư công nghệ trong lĩnh vực thiết kế cơ khí, khuôn mẫu, thiết kế công nghiệp...

www.hcmute.edu.vn em có thể vào trang web trường để xem rõ hơn những nội dung chương trình đào tạo của ngành này, chào em.

* Em muốn thi vào ngành trắc địa nhưng không biết sẽ học những gì, sau này ra trường sẽ làm gì? (NGUYỄN THIỆN MINH, 18 tuổi, nvanai57@gmail.com)

- TS NGUYỄN THANH NAM: (QSB130) Ngành trắc địa - địa chính đào tạo kỹ sư có năng lực trong nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp đo đạc, thu thập, xử lý, biểu diễn, quản lý, phân tích và cập nhật các thông tin không gian liên quan đến đặc điểm vật lý của Trái đ

Hoc sua chua dien thoai mien phi

Công ty cổ phần Hoàng Phương là một trong những công ty hàng đầu về day nghề và học sửa chữa điện thoại di động.với những thợ kỹ thuật bậc cao chuyên sâu cả về phần mềm lẫn phần cứng.do nhu cầu của thị trường di động ngày càng phát triển công ty chúng tôi mở một khoá đào tạo học viên miễn phí duy nhất.

Công ty chúng tôi đào tạo theo chương trình sau:

-khoá học sẽ là 10 người/khoá.

-ưu tiên con em thương binh liệt sỹ(yêu cầu lành lạnh đôi tay,không có vấn đề về mắt,minh mẫn).

-chỉ nhận học viên đã học hết cấp II trở lên.

-học viên không liên quan đến hành vi ,vi phạm pháp luật.

-do nhu cầu của khoá học chỉ có 10 người lên chúng tôi sẽ ưu tiên những người đăng ký trước.trong thời gian đào tạo chúng tôi sẽ tuyển chọn những học viên yêu nghề có chí hướng và mong muốn làm việc tại công ty lâu dài, để làm việc và phục vụ lợi ích bản thân và của công ty.

-thời gian mở lớp sẽ vào 10-3-2009.những học viên có nhu cầu học nhanh ***ng đăng ký.

-khi tham gia khoá học miễn phí này học viên khi kết thúc khoá học sẽ phải ở lại làm hợp đồng cho công ty tối thiểu là 3 năm.

-mỗi học viên khi tham gia khoá học sẽ phải đóng 1.000.000đ tiền đặt cọc.khi học xong và làm xong hợp đồng công ty sẽ hoàn trả số tiền trên.mỗi tháng công ty sẽ tính lãi xuất số tiền đặt cọc đó theo tỷ xuất ngân hàng.

-nếu khi học viên kết thúc khoá học không muốn làm ở công ty sẽ phải bồi thường hoàn toàn khoản tiền học phí là 5.000.000đ./khoá học của công ty đề ra.và sẽ được công ty hỗ trợ đầy đủ về phần mềm.

-những điều kiện bắt buộc:học viên đó phải có người bảo lãnh,người bảo lãnh là :bố,mẹ, ông bà,cô,gì chú bác…..cùng với bản cam kết.

-hiện nay có một số học viên muốn học nhưng không biết ở đâu đào tạo học viên tốt nhất,chuyên nghiệp nhất.chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho họ học tập và chỉ đóng học phí khi đã kết thúc khóa học đó.nhưng cũng phải có người bảo lãnh và bản cam kết.



Đôi điều muốn nói:

- Chỉ một khoá duy nhất, học viên được trang bị đầy đủ các kỹ năng về phần mềm , các Bạn có thể bẻ khoá máy, khoá mạng , nạp phần mềm tiếng việt, sửa lỗi phần mềm của tất cả các loại máy di động có trên thị trường.

* Chỉ cần một khoá duy nhất học viên được trang bị đầy đủ kiến thức về phần cứng , từ kiến thức cơ bản đến phân tích chuyên sâu, đọc sơ đồ , phân tích nguyên lý hoạt động , phán đoán bắt bệnh.

* Giáo trình sư phạm dễ hiểu, được công ty trực tiếp biên xoạn thực tế, cập nhật liên tục công nghệ mới.

* Học viên được thực hành trực tiếp trên nhiều ĐTDĐ đời mới dưới sự hướng dẫn của đội ngũ KTV giàu kinh nghiệm,nhiệt tình.

* Trang thiết bị hiện đại,học viên được thợ kỹ thuật công ty trực tiếp kèm cặp,và mỗi học viên có một chỗ ngồi riêng biệt để thực hành suốt trong thời gian học tập.

* Hỗ trợ lâu dài cho học viên sau khoá học, cung cấp , cài đặt phần mềm miễn phí , học viên được hỗ trợ cập nhật phần mềm mới nhất thông qua máy chủ sever của Công Ty

* Đối với học viên chưa hoàn thành tốt khoá học chúng tôi sẵn sàng giữ lại kèm riêng để bồi dưỡng tay nghề. Thời gian học:

* Khoá học liên tục 6 tháng :

- Bao gồm 396 tiết ( 30 tiết thực hành phần mềm ,280 tiết thực hành phần cứng , 80 tiết lý thuyết ).mỗi tiết học là 3h.

- Một tuần học 5 buổi từ thứ 2 đến thứ 6 ( Thứ 7 , Chủ nhật nghỉ).

- Bao gồm : ca sáng - ca chiều - ca tối

NGHỀ SỬA CHỮA ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG​

Ngày nay chiếc điện thoại di động là vật bất ly thân của mọi người dân, mọi lứa tuổi thuộc mọi tầng lớp trong xã hội. ĐTDĐ là vật không thể thiếu trong các mối quan hệ thường ngày, trong giải trí, kinh doanh …Nghề sửa chữa điện thoại di động hình thành, phát triển nhanh chóng, là cơ hội tốt cho mọi người có nhu cầu học nghề tạo lập cuộc sống. Một điều hay là nghề sửa chữa ĐTDĐ phù hợp với cả các bạn nữ.
Từ thực tế nhu cầu học nghề hiện nay, Trung tâm Dạy nghề Điện tử Tin học tổ chức mở các khóa đào tạo nghề “học Sửa chữa Điện thoại di động” nhằm giúp người học sau khi hoàn thành khóa học sẽ trở thành những người thợ giỏi có thể đảm nhận được các công việc tại các doanh nghiệp: sửa chữa, bảo hành, bảo trì máy điện thoại di động, cài đặt phần mềm cho khách hàng hoặc tự tạo cơ hội việc làm cho bản thân bằng cách mở cửa hàng riêng nâng cao chất lượng cuộc sống.
1. Đối tượng tuyển sinh: Tất cả mọi người có nhu cầu học nghề
2. Nghề được đào tạo: Sửa chữa Điện thoại di động
3. Quyền lợi của người học: Trung tâm cam kết đảm bảo cho người học được hưởng các quyền lợi sau đây:
- Giảng viên: Các Kỹ sư và thợ lành nghề có nhiều kinh nghiệm thực tế nhiêu năm).
- Về cơ sở vật chất: Phòng học tiện nghi: trang bị quạt, ánh sáng, projector, âm thanh, …
+ Phòng tự học có máy tính nối mạng Internet, truy cập miễn phí.
+ Được tạo điều kiện tốt nhất để thực hành, có đầy đủ công cụ, vật phẩm đáp ứng yêu cầu thực hành thực tế.
+ Được thực hành tại cửa hàng sửa chữa trên chính điện thoại của khách hàng.
+ Được thực hành trên các dòng máy thông dụng hiện nay như Nokia, Samsung, Sony...hay các dòng Smartphone như Iphone, Samsung Galaxy, HTC - Smartphone LG - Smart phone Sky...
+ Chỗ ở cho học viên ở xa: Trung tâm liên hệ chỗ ở cho học viên có nhu cầu.
+ Bằng cấp sau học nghề: Cấp chứng chỉ theo quy định của nhà nước.
+ Đảm bảo thành nghề 100% (nếu học viên nào cảm thấy chưa đạt được tay nghề như mong muốn, trung tâm tạo điều kiện cho hv được tiếp tục học hoàn toàn miễn phí)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO​
Thời gian đào tạo: 03 tháng
- Thời lượng học lý thuyết chiếm 25%;
- Thời lượng học thực hành chiếm 75%
Các môn học, mô đun đào tạo nghề sửa chữa ĐTDĐ và SMARTPHONE
MĐ 01: Linh kiện Điện tử của máy ĐTDĐ
MĐ 02: Sửa chữa điện thoại di động cơ bản
MĐ 03: Sửa chữa phần ngoại vi
MĐ 04: Sửa chữa nguồn
MĐ 05: Sửa chữa mạch thu phát sóng
MĐ 06: Cài đặt và hiệu chỉnh phần mềm
Thi kết thúc khóa học cấp chứng chỉ
Lịch tham gia các lớp học gồm:
Lớp học ban ngày - Lớp học buổi tối 

Tự học sửa chữa các máy điện thoại di động

Nếu không may mắn có được một suất vào giảng đường đại học, bạn vẫn còn nhiều cơ hội khác cho tương lai của mình. Học nghề cũng là cách để tiến thân, lập nghiệp bền vững.

Có nhiều nghề để lựa chọn, tuy nhiên bạn phải cân đối khả năng tài chính, năng lực học tập, sở thích của mình để chọn cho phù hợp. Trong số đó, nghề học sửa chữa điện thoại di động (ĐTDĐ) cũng là một gợi ý thú vị dành cho bạn. Nghề này được Nhà xuất bản Macmillan đánh giá là một trong 100 nghề đắt giá nhất thế kỷ 21 với 5 lý do sau:

Điện thoại di động là sản phẩm công nghệ cao, Việt Nam hiện nay đã có gần 60 triệu thuê bao ĐTDĐ. Vì vậy học xong là bạn đã có ngay việc làm.

Thời gian học nghề là không dài (chỉ từ 4 đến 7 tháng), do đó tiết kiệm khá lớn chi phí học nghề. Hơn nữa, tính tổng chi phí đầu tư cho nghề thì chỉ bằng khoảng 50% so với các nghề khác.

Thu nhập của một kỹ thuật viên sửa chữa ĐTDĐ ở Việt Nam trung bình từ 4 đến 6 triệu đồng một tháng. Sau 1-2 năm làm việc, thu nhập có thể đạt 5-8 triệu đồng một tháng.

Môi trường làm việc thoáng mát, sạch sẽ, không phải dầm mưa, dãi nắng. Đặc biệt, nghề này không chỉ dành riêng cho phái nam mà phù hợp với cả phái nữ.

Bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều công nghệ mới, tiên tiến của thế giới, làm phong phú đời sống tinh thần của bạn khi theo nghề này.

Công ty HPCOM Việt Nam là đơn vị đào tạo nghề sửa chữa ĐTDĐ theo tiêu chuẩn quốc tế. Bạn hãy tìm hiểu về nghề này qua trang http://www.cps.vn để có thêm lựa chọn cho tương lai của mình.

Không chỉ dừng lại ở việc đào tạo kỹ thuật sửa chữa ĐTDĐ, HPCOM Vietnam còn cung cấp cho người dùng website download miễn phí các tiện ích dành cho ĐTDĐ, đây cũng là thư viện điện tử trực tuyến lớn hiện nay dành cho tất cả những ai đam mê công nghệ ĐTDĐ.

HPCOM Vietnam là đơn vị đạt Cúp vàng Thương hiệu Việt Nam 2007, 2008, 2009; Giải thưởng Trí tuệ Việt Nam 2009
Tìm hiểu và ghi danh tại hệ thống đào tạo Công ty HPCOMViệt Nam

1.Chương trình đào tạo nghề:
- Đào tạo kỹ thuật viên sửa chữa Điện thoại di động: Thời gian đào tạo 06 tháng;
2. Điều kiện dự tuyển:
- Nam nữ có độ tuổi từ 18-30, đảm bảo sức khỏe để học tập và làm việc.
- Tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên hoặc trình độ tương đương.
3. Nội dung chương trình đào tạo:
* Lý thuyết mạch điện tử ĐTDĐ:
- Tổng quan:
+ Công nghệ viễn thông di động hiện nay
+ Linh kiện và các mạch điện tử cơ bản trên ĐTDĐ
+ Sơ đồ và nguyên lý hoạt đông các khối chức năng trên ĐTDĐ
+ Sử dụng các thiết bị đo
- Chi tiết:
+ Phân tích sơ đồ mạch các dòng máy mới nhất hiện nay
+ Cách thức sử lý các PAN,bệnh thường gặ
+ Sửa chữa trực quan
-Ứng dụng:
+ Cài đặt Driver cho cáp tải ứng dụng như: DKU-5,CA-42,...
+ Cài đặt và sử dụng một số phần mềm hỗ trợ trong quá trình làm ứng dụng cho Mobile như: Total Video Converter, MMB,... Và một số phần mềm ghép ảnh,Video…
* Phần mềm ứng dụng:
-Định dạng dữ liệu của các dòng máy hiện nay.
- Cách thức tải ứng dụng cho: S40, S60, S80& 90, BlackBerry, Android, Iphone…..
- Sơ lược về lập trình ứng dụng trình ứng dụng trên MOBILE
*Phần mềm Sửa chữa:
- Các bước chạy lại phần mềm cho từng dòng máy.
- Cài đặt & Sử dụng thành thạo các bộ chạy: UFS-x, MTK, JAF,HWK,SPIDERMAN,Ve Pro và các Tool….
- Bẻ khóa máy, khóa mạng, nạp phần mềm tiếng việt, sửa lỗi phần mềm của tất cả các loại máy ĐTDĐ có trên thị trường.
*Thực hành cơ bản:
- Kỹ thuật sử dụng máy khò, máy hàn và các thiết bị đo.
- Kiểm tra các linh kiện và các phụ kiện ĐTDĐ.
- Gắp,gỡ linh kiện trên Main.
- Làm và đóng chân các loại IC.
*Thực hành nâng cao:
-Thao tác các kỹ năng cơ bản trên Main sống.
-Đào keo IC.
- Câu dây, thay cáp.
* Thực hành sửa chữa & Thực tế tại hệ thống trung tâm bảo hành DoctorMobile:
- Thao tác trực tiếp trên các máy có bệnh (Từ tháo lắp đến xử lý các PAL bệnh có công thức).
- Tiếp nhận và xử lý các yêu cầu sửa chữa từ khách hàng.

Read more: http://kynangsong.org/threads/hoc-sua-chua-dien-thoai-o-dau-uy-tin-dam-bao-tay-nghe-va-viec-lam-sau-khoa-hoc.19736/#ixzz3GSR7cEVI

Sửa máy tính, máy tính bảng và điện thoại thông minh miễn phí

I.Sửa chữa máy tính miễn phí

Máy tính bây giờ có thể nói là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp cũng như cá nhân, việc máy tính là một công cụ đắc lực cho con người là một điều không thể thiếu, tuy vậy với những người am hiểu về công nghệ thì việc xử lý không vấn đề gì, còn việc những người không am hiểu thì sao, khi chúng ta phải hàng ngày làm việc, hàng ngày máy tính kết nối internet, hàng ngày hàng đống công việc được xử lý, rồi rất nhiều việc liên quan đến nó, và đùng cái mốt ngày máy tính không thể làm việc được. học sửa chữa điện thoại di động cũng là một quyết định cho tương lai của bạn


Sữa chữa máy tính miễn phí bao gồm :

Cài đặt Windows, Word, Excel, Autocad, Photoshop cs5, Corel, 3D Max….
Khắc phục và xử lý sự cố máy tính.
Cứu dữ liệu bị mất do xóa nhầm; Format; Fdisk…
Sửa lổi máy treo, khởi động lại, máy chạy chậm…
Diệt virus, cài đặt phần mềm diệt virus, cập nhật virus…
Lắp ráp, cài đặt, nâng cấp máy tính.
Cài đặt mạng nội bộ, khắc phục sự cố phần cứng máy tính pc.
Tư vấn cung cấp thiết bị máy tính.
Sửa lỗi máy tính không vô mạng được…
Và nhiều thứ nữa…
Với dịch vụ sửa chữa máy tính miễn phí của công ty, khách hàng sẽ có được những lợi ích thiết thực như:

Chất lượng dịch vụ an toàn, uy tín
Đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên tay nghề cao nhiều năm kinh nghiệm nhiệt tình, trách nhiệm.
Chi phí sửa chữa thấp,tư vấn thay thế linh kiện phù hợp.
Bảo trì định kỳ.
Có thiết bị cho mượn trong thời gian sửa chữa.
Hỗ trợ support qua teamviewer, email, điện thoại, yahoo chat 24/24h.

II. Sửa chữa smartphone & tablet miễn phí.

Bạn đang có một chiếc máy tính bảng hoặc một chiếc điện thoại chạy IOS, ANDROID hay WINDOWS, máy bạn bị bị thiếu phần mềm, bị treo, bị virus…., hay bạn muốn trang bị cho chúng những phần mềm tiện ích để có thể khai thác được hết những tính năng giải trí như: nghe nhạc, chơi game, xem phim…Và còn tuyệt vời hơn nếu những phần mềm bạn cần có cho chiếc máy của mình là những phần mềm bản quyền. Cùng với đó là hàng ngàn game mới luôn được cập nhật hàng ngày, đầy đủ các thể loại từ Game đi cảnh, hành động, thể thao, dàn trận, đối kháng, trí tuệ, quản lý, vui nhộn, dành cho trẻ em, phụ nữ … đáp ứng được nhu cầu của mọi đối tượng.
Kho ứng dụng với hàng nghìn ứng dụng hot nhất phục vụ cho công việc và giải trí của bạn, bạn làm thế nào đây.

Việc sửa máy tính bảng và điện thoại thông minh giúp bạn đó là.

Xem xét tổng thể chiếc máy của bạn bị vấn đề gì.
Quét và rọn dẹp rác cho chiếc máy của bạn.
Gỡ bỏ các phần mềm không cần thiết.
Cài đặt các phần mềm miễn phí trên Appstore hoặc Googleplay.
Nếu tiếp tục vẫn bị lỗi chúng tôi sẽ recover lại hệ điều hành cho chiếc máy của bạn(Chúng tôi không đảm bảo dữ liệu)
Và những việc khác không phát sinh phí….
Tất cả các công việc trên được chúng tôi làm hoàn toàn miễn phí cho quý khách.

Đặc biệt

Nếu muốn cài đặt các phần có phí trên Appstore hoặc Googleplay, quý khach sẽ phải trả số tiền mua phần mềm được định giá trên Appstore hoặc Googleplay và phải trả thêm 1$ cho mỗi phần mềm cài đặt (trả phí giao dịch quốc tế) tức là  tổng phí phải trả khi mua phần mềm có bản quyền là (Phí mua phần mềm + Phí giao dịch quốc tế)

Học nghề vẫn là sự lựa chọn cuối cùng


BTO- Bác tôi đưa con đi thi đại học, biết rằng đi thi cho vui vì thằng con học kém, ham chơi. Đi thi để rồi hi vọng, “không đậu được đại học may ra cũng đậu cao đẳng, không vào được trường công thì nộp hồ sơ vào trường tư… Không được nữa mới đi học nghề”. Nghe bác nói với giọng chẳng vui vẻ gì, nhưng cái đích cuối cùng phải nhắm tới sẽ là học nghề. Tôi mừng vì bác đã có nhiều thay đổi trong suy nghĩ, đại học không phải là con đường duy nhất.

Đợt thi Đại học, Cao đẳng năm 2012 vừa kết thúc, các thí sinh mỗi người một tâm trạng nhưng ai cũng đang hồi hộp đợi kết quả, nhưng khó cho người thi đỗ thì ít mà khó cho người thi trượt thì nhiều. Phải vất vả lắm nhóm thi trượt mới chấp nhận chuyển từ đại học sang học nghề. Tâm lý khoa cử còn đè nặng; tuy biết “nhất nghệ tinh nhất thân vinh” nhưng học nghề bao giờ cũng là lựa chọn cuối cùng, bất đắc dĩ chứ không phải là định hướng tự nguyện ngay từ đầu của học sinh và phụ huynh.


Thực hành học nghề như học sửa chữa điện thoại, sửa chữa laptop

Gần đây, Nhà nước đã có chính sách cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng tạo nhiều việc làm cho lao động có tay nghề, mở cửa đón thẳng học sinh vào các trường nghề, có nhiều hình thức tôn vinh người thợ, đãi ngộ xứng đáng với thợ bậc cao, v.v… Nhưng học nghề vẫn chưa làm người học hãnh diện, tự hào khi ai đó vô tình hỏi đến. Chính vì vậy, gia đình nên là nơi đầu tiên hướng nghiệp học nghề cho con. Cha mẹ, những người thân trong gia đình biết rõ nhất tâm tính và sức học của con, nếu thấy các em phù hợp nhất với việc học nghề thì nên hướng cho con học nghề từ sớm. Mỗi thanh niên tự nguyện đi học nghề là một thay đổi tích cực của xã hội theo hướng thoát ly dần khỏi tâm lý khoa cử.

Theo Sở LĐTB&XH, trên địa bàn tỉnh hiện có 14 cơ sở dạy nghề, trong đó có 4 cơ sở ngoài công lập phân bố tại 10 huyện, thị, thành phố. Những nghề phổ biến đang được nhiều người theo học tại các cơ sở nói trên là nghề lắp ráp – sửa chữa máy tính, sửa điện thoại di động, nghề điện tử dân dụng, điện công nghiệp, điện dân dụng, tin học văn phòng, lễ tân nhà hàng… Đặc biệt, nhóm ngành nghề nông nghiệp như trồng, chăm sóc cây thanh long, cây cao su, chăn nuôi thú y… thu hút nhiều thanh niên tham gia học nghề. Khi xác định được việc phải học nghề, học sinh có thể học nghề ngắn hạn, từ 3 tháng đến dưới 1 năm, học dài hạn từ hơn 1 năm đến 2 năm; hay lâu hơn tùy theo sở thích và ngành nghề mình chọn. Sau khi ra trường, học viên có thể tự tin làm việc ở các công ty cần lao động có tay nghề cao, hoặc tự mình làm chủ cơ sở nếu có điều kiện. Có thể nói, học nghề hiện nay đang được nhiều bạn trẻ suy nghĩ, lựa chọn và số lượng đăng ký tăng dần theo từng năm. Không nhất thiết phải là đại học hay cao đẳng thì mới kiếm được việc lương cao, chính học nghề sẽ giúp bạn dễ thành công hơn trong cuộc sống sau này.

Chỉ xin nhớ một điều, hãy tự nguyện đến với nghề mà mình chọn, học một cách say mê và thích thú thì nghề mới đãi mình. Tục ngữ có câu: “Ruộng bề bề không bằng cớ nghề trong tay” - tài sản quý giá nhất có khả năng sinh ra các tài sản khác là một tay nghề giỏi, chứ không phải những thứ cụ thể như nhà cửa, ruộng vườn…

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

Cửa hàng sửa chữa điện thoại di động

Giới thiệu

Điện thoại di động gần như là vật không thể thiếu đối với mỗi người dân hiện nay. Tại Việt Nam, điện thoại di động không chỉ để liên lạc, mà còn là dụng cụ để nghe nhạc, chơi game, là đồ trang sức cho giới trẻ,… Cho nên nhu cầu sửa chữa điện thoại, cài đặt, bảo hành điện thoại là thường xuyên, là cơ hội kinh doanh cho nhiều người.


Điều kiện khởi nghiệp
-     Vốn
o   Vốn từ 80 triệu sẽ đầu tư cho các khoản sau:
+    Chi phí đặt cọc và thuê mặt bằng tháng đầu tiên;
+    Chi phí cho tủ điện thoại, các thiết bị, dụng cụ sửa chữa, mua một số máy cũ, sim số, thẻ cào …
+    Làm bảng hiệu;
+    Chi phí dự phòng trong vòng 3 tháng đầu khi kinh doanh
o   Thời gian chuẩn bị: khoảng 1 tháng
-     Pháp lý
+    Bạn chỉ cần đến Ủy ban nhân dân phường, nơi kinh doanh để xin giấy phép kinh doanh và nộp thuế khoán
-     Lợi thế
+    Con người: Bạn và các nhân viên am hiểu vể kỹ thuật, chắc chắn phải qua các khóa đào tạo sửa chữa điện thoại di động
+    Địa điểm: gần các Công ty, khu dân cư, chung cư có nhiều người qua lại
-     Lập kế hoạch kinh doanh
Bạn nên lập kế hoạch kinh doanh, trước khi khởi nghiệp
+    Khảo sát kỹ khu vực có thể kinh doanh, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, giá cả…
+    Đưa ra các dịch vụ khác biệt của mình so với các đối thủ, như sửa chữa điện thoại nhanh chóng, giá hợp lý (có bảo hành), phục vụ khách hàng chu đáo, …
+    Kế hoạch tuyển nhân sự (nếu có)
+    Lập kế hoạch doanh thu, chi phí cho từng tháng để cân đối nguồn tiền.
-     Bí quyết để thành công
+    Có tay nghề sửa chữa nhiều loại điện thoại di động;
+    Có khả năng cung ứng các dịch vụ trên điện thoại như: cài đặt phần mềm trò chơi, nghe nhạc, trang trí điện thoại…
+    Bán nhiều loại phụ tùng cho điện thoại như: vỏ, tai nghe, cục sạt…
+    Bán nhiều loại sim, thẻ cào (Cập nhật các Chương trình khuyến mãi để tư vấn cho khách hàng…)
+    Địa điểm kinh doanh thuận tiện cho khách hàng
Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, linh hoạt và đa dạng các dịch vụ cung ứng cho khách hàng. Luôn thăm hỏi và ghi nhận ý kiến từ khách hàng sử dụng dịch vụ của mình