Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

“Gà mắc tóc”!?

Cuối tuần trước QH thảo luận tại hội trường dự thảo Luật Dạy nghề (sửa đổi). Đáng tiếc như thường thấy, dự thảo này đã nhận được nhiều lời phê của ĐBQH. Phê bình xét cho cùng không phải là câu chuyện gì ghê gớm; mà nó cũng chỉ là góp ý để cho dự thảo hoàn thiện hơn, tốt hơn lên. Nhưng từ những lời phê đối với một trong dự thảo ảnh hưởng nhiều đến việc đào tạo lớp trẻ mới thấy: Chỉ là dạy nghề, tổ chức trường nghề mà nhiều năm nay chúng ta vẫn cứ loay hoay như "gà mắc tóc”; trong khi nhu cầu học nghề thực sự không phải không có.


Đi tìm nguyên nhân cho cái sự cung cầu không gặp nhau, trên nghị trường, có ĐB phê: Chính sách học nghề cho người học đối với nghề đặc thù, nghề mũi nhọn và cả khi người học đã tốt nghiệp khóa đào tạo nghề. ĐB Đặng Thị Kim Liên (Yên Bái), Phạm Thị Thu Hồng (Bình Định) cũng cho rằng, dạy nghề phải đảm bảo để người lao động có thể tìm được việc làm hoặc được làm nghề mình đã được đào tạo; học và hành trong nhiều trường hợp đã không thể đi đôi với nhau- điều đó gây lãng phí lớn cho Nhà nước và thiệt hại cho người học.

Hiện cả nước có 1342 cơ sở dạy nghề, với 162 trường cao đẳng nghề, 305 trường trung cấp nghề và 875 trung tâm dạy nghề. Cùng đó là hơn 1000 các cơ sở có dạy nghề, đó là các trường đại học, các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có tham gia dạy nghề. Được biết, ngân sách nhà nước chi cho dạy nghề năm 2013 bằng khoảng 8,5% trong tổng chi ngân sách nhà nước cho giáo dục đào tạo, trong khi chi cho hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp cũng chỉ là 10% trong tổng chi cho giáo dục và đào tạo. Như vậy đủ thấy, tiền chi cho đào tạo nghề đúng là không hề ít, nhưng kết quả lại quá... khiêm tốn.

Lại có ĐB nhận xét, dự thảo Luật Dạy nghề  (sửa đổi) chưa thấy có gì đột phá, đặc biệt là luật về sửa chữa điện thoại về chính sách đảm bảo phát triển nâng cao chất lượng, chế độ đối với người dạy và người học, công ăn việc làm của người học sau khi tốt nghiệp trường nghề, chính sách thu hút học sinh vào học các trường nghề.

Thế cũng có nghĩa, mấy vấn đề then chốt của đào tạo nghề vẫn còn đang trong vòng luẩn quẩn khi mà dự thảo luật chưa đi trúng, đi đúng vào những góc cạnh cần thiết. Như vậy sẽ vấn khó khăn cho cơ sở dạy nghề và người học nghề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét