Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

“Ông nghè” thất nghiệp nhưng anh thợ “đắt sô”

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”.

Nghề sửa chữa điện thoại chất lượng cao sẽ “lên ngôi”

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang phải cạnh tranh gay gắt với các quốc gia trong khu vực, cũng như trên thế giới. Trong cuộc cạnh tranh này, phần thắng luôn thuộc về những quốc gia có trình độ khoa học công nghệ hiện đại và đội ngũ lao động chất lượng cao. Trong khi đó những yếu tố này của Việt Nam hiện đang rất yếu, đặc biệt là lực lượng lao động đã qua đào tạo vừa thiếu, vừa yếu. Theo số liệu thống kê, hiện trong tổng số 51,4 triệu lao động chỉ có gần 7,8 triệu người đã được đào tạo, chiếm 15,4%.

Điều này cũng thấy rất rõ qua sự phản ánh của các nhà đầu tư nước ngoài và trong nước về tình trạng lao động trong nước có trình độ chưa đáp ứng và chậm thích nghi với yêu cầu. Lao động Việt Nam tuy đã được tuyển dụng ở nhiều nước trên thế giới nhưng tỷ lệ lao động có trình độ cao rất hạn chế, đa số vẫn là trình độ thấp hoặc lao động phổ thông, làm việc hầu hết là ở các vị trí đòi hỏi chất lượng không cao. Do đó lương được trả rất thấp.


Tỷ lệ lao động có kỹ năng tay nghề cao ở nước ta rất hạn chế

Theo các chuyên gia kinh tế, để có thể cạnh tranh và hội nhập thành công, yếu tố tiên quyết vẫn là con người. Bởi công nghệ dù có hiện đại, song nếu không biết cách thức khai thác, vận hành cũng “cầm bằng như không”. Ý thức được điều này, trong những năm qua, Việt Nam rất chú trọng khâu đào tạo nghề. Dạy nghề Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ, mỗi năm hệ thống đã và đang đào tạo khoảng hơn 1,5 triệu lượt người (bao gồm cả hệ đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên) và giữ vai trò chủ yếu trong việc cung cấp lực lượng lao động cho các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng nhu cầu lao động của các địa phương, góp phần phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những yêu cầu mà bối cảnh mới đặt ra thì hệ thống dạy nghề Việt Nam cần phải đổi mới từ trong nội tại một cách căn bản và cần thiết nâng cao năng lực cho toàn hệ thống.

Từ nay cho đến năm 2020, nước ta, tiếp tục sẽ có sức ép lớn về đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông nghiệp và nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Do đó, nhu cầu có đủ lực lượng lao động kỹ thuật, chất lượng cao cho các ngành kinh tế, nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn công nghệ cao như: Tin học, tự động hóa, cơ điện tử, hàn, chế biến xuất khẩu... sẽ càng tăng cao.

Trước bối cảnh này, ngày 23/5, Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Quyết định 761/QĐ -TTg về phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao đến năm 2020". Trong đó, mục tiêu cụ thể là: Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường nghề chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số nghề được các nước tiên tiến trong khu vực Asean hoặc quốc tế công nhận, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện đào tạo nghề ở Việt Nam và đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Dạy nghề - sự nghiệp của toàn xã hội

Để chuẩn bị một lực lượng lao động có chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, theo PGS - TS. Dương Đức Lân - Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề (Bộ LĐ - TB&XH) thì có rất nhiều việc cần phải giải quyết.

Trước tiên, toàn xã hội cần phải thực sự chú trọng đến phát triển giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là đào tạo nghề và bồi dưỡng năng lực giáo viên được coi là ưu tiên. Tăng cường sự quan tâm của xã hội đối với những nghề cần công nhân kỹ thuật ở mọi trình độ, chỉ như vậy mới có thể phổ cập nghề cho người lao động.

Thứ hai, việc dạy nghề cần định hướng thị trường lao động theo các phương diện số lượng và chất lượng.

Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề khẳng định, dạy nghề cần phải được coi là sự nghiệp của toàn xã hội, đầu tư cho dạy nghề là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Trước mắt, theo người đứng đầu Tổng cục Dạy nghề, cần tập trung xây dựng một số trường trọng điểm, nghề trọng điểm, một số nghề sử dụng kỹ thuật và công nghệ tiên tiến để đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ cao cho các ngành kinh tế mũi nhọn và xuất khẩu lao động. Đồng thời chú trọng đào tạo nghề phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và miền núi. Gắn đào tạo nghề với các chương trình phát triển kinh tế, xã hội của từng vùng, từng địa phương.

Ông cũng lưu ý, để có thể điều chỉnh theo hướng phát triển kinh tế năng động, hệ thống dạy nghề cần phải có đủ các tiêu chí về tính linh hoạt cũng như khả năng liên thông chiều dọc, chiều ngang.

Để đạt được các mục tiêu phát triển dạy nghề đến năm 2020, theo PGS - TS. Dương Đức Lân cần đề ra các nhóm giải pháp chủ yếu như: Phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, bao gồm hình thành các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề có năng lực đào tạo nghề chất lượng cao; tăng cường các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề; phát triển hệ thống quản lý chất lượng dạy nghề; tăng cường gắn kết giữa cơ sở dạy nghề với doanh nghiệp.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét